Nước Mỹ đã gặp may!
Tình trạng suy thoái của kinh tế Mỹ và kéo theo nó là sự lao đao của nhiều nền kinh tế khác đang là tâm điểm, hút sự chú ý của cả thế giới. Các nhà phân tích, bình luận quốc tế đã nghiên cứu, xem xét sự kiện này dưới những góc độ khác nhau. Để bạn đọc tham khảo, chúng tôi giới thiệu thêm một cách nhìn.
Nước Mỹ đã gặp may vì vào thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, trên thế giới chưa có một siêu cường nào khác. Liên Xô đã không còn nữa, nước Nga chỉ mới được hồi sinh, còn Trung Quốc trỗi dậy nhưng chưa đủ mạnh. Chưa ai đủ sức làm nước Mỹ sụp đổ. Nếu như trên thế giới hiện nay dù chỉ có một đối thủ cạnh tranh xứng đáng, thì ngay lập tức họ có thể làm sụp đổ nước Mỹ, đồng tiền của họ sẽ chiếm vị trí độc tôn, và sẽ không còn mấy người quan tâm đến đồng USD xanh nữa.
Nước Mỹ không chỉ đang rơi vào tình trạng phá sản tài chính với các khoản nợ từ lâu đã vượt quá giá trị tài sản hiện có, mà còn mất đi vị thế tư tưởng lớn nhất thế giới trong lịch sử hiện đại (mà nước Mỹ thì không có lịch sử khác). Các giá trị thị trường được nổi danh với tên gọi “sáng kiến cá nhân”; “dân chủ”; và “tự do”, tất cả đã sụp đổ. Điều gì đang xảy ra ở nước Mỹ vậy?
Sau khi kéo đất nước rơi xuống vực thẳm cùng với toà kim tự tháp tài chính lớn nhất thế giới, chính quyền của Tổng thống G.Bu-sơ hiểu rằng, giải pháp duy nhất để cứu nước Mỹ khỏi bị phá sản là quên đi khái niệm “tự do” và “dân chủ”. Nhà Trắng đề nghị nước Mỹ làm cái điều mà bấy lâu nay chính họ phê phán không thương tiếc, thậm chí, sử dụng bộ máy quân sự khổng lồ để tiến công và tàn phá các nước khác. Đó là dùng biện pháp độc quyền sức mạnh tài chính để quốc hữu hoá các ngân hàng và các hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới, bỏ ra 700 tỉ USD để mua lại tất cả. Những biện pháp này có lẽ có thể giúp đỡ Phố Uôn!
Nhưng nỗi bất hạnh lại ở chỗ, nước Mỹ đi theo “giá trị dân chủ”. Cả Quốc hội đang được các đối thủ chính trị của Tổng thống G.Bu-sơ kiểm soát, không cho phép thông qua các dự luật cần thiết không phải vì các biện pháp đó tồi tệ, mà chỉ đơn giản là, những dự luật đó chống lại “các giá trị” của Đảng Dân chủ. Với các đối thủ của Đảng Cộng hoà lúc này thì tình hình càng tồi tệ càng tốt. Họ không cần quan tâm đến chuyện nền kinh tế của Mỹ sụp đổ thế nào mà điều chủ yếu là uy tín. Đằng sau đó là tư tưởng của Mỹ theo đuổi mục tiêu chiến thắng bằng mọi giá. Đó chính là mặt trái của dân chủ. Tất cả họ đều hành động chân thành và không ai lên án họ cả. Kết cục là, lúc đầu Quốc hội Mỹ đã tiếc 700 tỉ USD, và chỉ trong vòng vài ngày nước Mỹ đã mất 1.500 tỉ USD do sụt giá cổ phiếu trong một sự kiện chưa từng có trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ. Điều này ngay lập tức ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Nga. Bộ máy nhà nước “dân chủ” ở Mỹ bất lực, và đã phải áp dụng các biện pháp chống khủng hoảng khẩn cấp, làm thiệt hại hàng triệu nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Chứng kiến điều này, các nước phải thay đổi một cách căn bản thái độ đã từng có đối với nước Mỹ: coi Mỹ như một cấu thành chủ yếu của hệ thống tài chính quốc tế và bảo đảm cho sự ổn định trong tiến trình phát triển của thế giới.
Mọi chuyện giờ đây đã thay đổi! Để có thể trở thành một siêu cường, Mỹ cần có hoặc một phép màu nào đó, hoặc phát động một cuộc chiến tranh. Những thập niên sau cuộc Đại khủng hoảng cuối những năm 1920, nước Mỹ trỗi dậy không phải dựa trên việc xây dựng các đường giao thông mới như người ta vẫn nghĩ. Các dòng thác tiến vàng chảy về Mỹ từ châu Âu lúc đó đang lâm vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Tất cả các cuộc chiến tranh ở châu Âu đã đem lại cho Mỹ nguồn lợi nhuận lớn không thể tưởng tượng nổi, và nhờ đó, đồng đô-la trở thành đồng tiền chủ chốt và đồng ngoại tệ dự trữ duy nhất trong một thời gian dài. Hiện nay, ở châu Âu không “hy vọng” sẽ có chiến tranh, mặc dù Mỹ đã dùng mọi nỗ lực và biện pháp để làm căng thẳng tình hình chính trị. Mỹ đã không có khả năng gây ra cuộc chiến tranh lớn ở Cáp-ca, ngay cả chiến dịch quân sự nhằm vào I-ran cũng đã bị phá sản do hành động vội vàng của nhà chuyên chế Sa-a-ca-svi-li ở Gru-di-a. Cho nên, các nhà đầu tư ở châu Âu đã không chạy sang Mỹ.
Châu Á cũng không thể giúp được gì cho Mỹ. Đã nhiều lần, các chính quyền ở Mỹ đã tìm mọi mưu chước để thu hút đầu tư từ châu Á bằng cách tạo ra các cuộc khủng hoảng, hoặc làm trầm trọng thêm tình hình liên quan đến dịch cúm gia cầm hoặc dịch viêm phổi cấp. Hiện nay, những biện pháp đó không có hiệu quả bởi không một nhà tư bản nào có tư duy bình thường lại đem tiền của mình từ Hồng Kông và các nước châu Á đang ổn định đổ vào nước Mỹ đang trong cơn hoảng loạn, ngay cả khi có ai đó thổi bùng “chiến dịch cúm gia cầm”.!.
Sức ép giảm giá hàng hoá trên diện rộng  (29/10/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm thành phố Xanh Pê-téc-bua  (29/10/2008)
Thay đổi tiêu chí tập trung kinh tế  (29/10/2008)
Xuất khẩu nông, thủy sản có dấu hiệu suy giảm  (29/10/2008)
Phá âm mưu ám sát ứng viên Tổng thống B.Ô-ba-ma  (29/10/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên