Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) ở Cà Mau
Cà Mau là tỉnh có nhiều lợi thế và tiềm năng về kinh tế ngư, nông, lâm nghiệp và dịch vụ, đồng thời có số lao động nhàn rỗi lớn, tập trung ở các vùng nông thôn và ven biển. Đây là những cơ sở để địa phương hoạch định các chính sách khai thác, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững; trong đó, kinh tế tập thể đang được khẳng định, giữ vị trí quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân.
1. Từ chủ trương đúng đắn...
Sau khi tiếp thu Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Tỉnh ủy Cà Mau đã cụ thể hoá thành Chương trình hành động số 21-CTr/TU; đồng thời, tổ chức triển khai, quán triệt nội dung Nghị quyết và Chương trình hành động cụ thể trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, mặt trận, từ đó làm cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể và nhân dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò của kinh tế tập thể đối với nền kinh tế nhiều thành phần của tỉnh. Đặc biệt, với sự định hướng và chỉ đạo khá tập trung của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các cấp, các ngành đã xây dựng đề án, chương trình hành động nhằm sớm đưa Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX đi vào cuộc sống. Đáng kể nhất là Ủy ban Nhân dân tỉnh đã xây dựng Đề án số 01-ĐA/UB về “Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; các huyện, thành phố tùy tình hình cụ thể xây dựng kế hoạch hoặc đề án thực hiện phù hợp. Theo đó, từ tỉnh đến cơ sở xúc tiến thành lập Ban chỉ đạo “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; cấp tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, các sở, ban, ngành có liên quan làm thành viên và được phân công trực tiếp phụ trách các huyện, thành phố để chỉ đạo, triển khai các mặt công tác; một số ngành cấp tỉnh thành lập Phòng Kinh tế tập thể hoặc phân công cán bộ kiêm nhiệm để trực tiếp chỉ đạo, theo dõi các hoạt động trên lĩnh vực kinh tế tập thể theo ngành mình; các huyện, thành phố, phân công cán bộ phụ trách kinh tế tập thể đến cơ sở xã, phường….
Trong quá trình lãnh, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết trên, các cấp uỷ, chính quyền đã tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị, xã hội và tổ chức nghề nghiệp, các nghiệp đoàn, đoàn thể và nhân dân nhằm tranh thủ vốn, đất đai, lao động… Đồng thời, có kế hoạch, bước đi khá “mạnh tay” trong việc củng cố, sắp xếp, đổi mới hoạt động và nâng cao hiệu quả của các hợp tác xã , tổ hợp tác. Theo đó, hàng loạt các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả hoặc tồn tại trên danh nghĩa được giải thể; nhiều chính sách hỗ trợ lớn được ban hành, tạo điều kiện để các hợp tác xã, tổ hợp tác, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì thế, từ 123 hợp tác xã với 3.800 xã viên (trong đó có 15% hợp tác xã hoạt động khá, 15% hợp tác xã hoạt động trung bình, 40% hợp tác xã hoạt động kém và 30% hợp tác xã không hoạt động) trong năm 2002, đến nay, toàn tỉnh giảm còn 88 hợp tác xã đang hoạt động với 3.599 xã viên (gồm 30 hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ; 14 hợp tác xã vận tải; 13 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và 29 hợp tác xã hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng, thương mại dịch vụ, khai thác thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, môi trường, tín dụng).
Như vậy, so với thời điểm trước khi có Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX, mặc dù số lượng hợp tác xã của tỉnh Cà Mau giảm (giảm 35 hợp tác xã; trong đó, giải thể 87 hợp tác xã và thành lập mới 52 hợp tác xã) nhưng chất lượng các hợp tác xã được nâng lên, hiệu quả sản xuất kinh doanh bước đầu được khẳng định. Tính đến thời điểm đầu năm 2007, số hợp tác xã hoạt động khá tăng từ 15% (năm 2002) lên 42%; số hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả giảm từ 40% xuống còn 32,8%; không còn tình trạng hợp tác xã chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Nhờ làm ăn có hiệu quả, thu nhập của xã viên cũng được nâng lên; bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng/ người/ năm; riêng hợp tác xã nuôi tôm công nghiệp đạt 65 triệu đồng/ người/năm; hợp tác xã sản xuất giống thủy sản đạt 15 triệu đồng/người/ năm; hợp tác xã thương mại- dịch vụ ở khu vực Thành phố Cà Mau đạt 12 triệu đồng/ người/năm…
Cùng với sự phát triển của các hợp tác xã, hình thức kinh tế hợp tác giữa các hộ gia đình (tổ hợp tác) phát triển khá đa dạng và phổ biến. Cụ thể, toàn tỉnh có 6.574 tổ hợp tác với 111.670 thành viên, hoạt động trên các lĩnh vực như: nông nghiệp (3.709 tổ), thủy sản (1.394 tổ), tín dụng nội bộ nông thôn (1.398 tổ), tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (40 tổ)… Hầu hết các tổ hợp tác làm ăn đều có hiệu quả, thu nhập bình quân của thành viên tổ hợp tác đạt 7,5 triệu đồng/ năm, cá biệt như tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp đạt từ 20- 25 triệu đồng/ năm. Đây là những hình thức sản xuất có nhiều lợi thế cần được khuyến khích nhân rộng, có nhiều thuận lợi để phát triển lên thành các hợp tác xã khi đủ điều kiện.
Rõ ràng, Nghị quyết Trung ương 5, Khóa IX ra đời đã tạo cơ sở, nền tảng để Cà Mau phát huy lợi thế của mình, đưa các loại hình kinh tế tập thể phát triển đúng hướng, góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế nhiều thành phần ở địa phương. Thực tiễn cho thấy, để có được thành công trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống, vai trò lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng và chính quyền là vấn đề có tính quyết định. Cần làm thay đổi nhận thức của xã hội đối với mô hình hợp tác xã kiểu cũ; tập trung quan tâm đến các vấn đề xây dựng chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, hỗ trợ về khoa học- công nghệ, mở rộng thị trường… Đây là những vấn đề hết sức quan trọng để kinh tế tập thể tiếp tục đổi mới, phát triển và không ngừng nâng cao hiệu quả, theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
3. Và những bất cập cần tháo gỡ
Bên cạnh những kết quả nêu trên, kinh tế tập thể của tỉnh Cà Mau còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là:
- Quy mô của kinh tế tập thể còn nhỏ, tổng giá trị tăng thêm của các hợp tác xã mới chỉ chiếm khỏang 1% GDP của tỉnh. Số hộ dân tham gia vào các tổ chức kinh tế tập thể chỉ chiếm khoảng 15%; nội lực các hợp tác xã còn yếu cả về bộ máy tổ chức lẫn công tác quản lý, điều hành và năng lực tài chính. Một bộ phận hợp tác xã chưa có chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm. Nhiều hợp tác xã còn thiếu vốn, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Trình độ, quy mô của các tổ hợp tác còn đơn giản, phần lớn tự phát, một số còn mang tính hình thức, chưa thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định của Bộ Luật dân sự.
- Cán bộ hợp tác xã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ còn ít; một số cấp ủy, chính quyền ít hoặc chưa có những giải pháp phù hợp, sáng tạo để thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển. Đặc biệt, trong xây dựng chính sách hỗ trợ, phần lớn các hợp tác xã chưa được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai cho nên việc cấp đất xây dựng trụ sở và mặt bằng sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu.
- Chính sách ưu đãi về tài chính tuy đã tạo ra nhiều tác động tích cực, nhưng so với nhu cầu đầu tư phát triển của kinh tế tập thể còn hạn chế, chưa rõ ràng, thủ tục pháp lý còn phức tạp. Các hợp tác xã chưa tiếp cận vốn vay bằng hình thức bảo lãnh tín chấp hoặc bằng đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh hay các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Việc thực hiện chính sách thuế đối với các hợp tác xã thiếu sự thống nhất, các quy định miễn, giảm thuế đối với các hợp tác xã sản xuất ngành nghề mới chưa thực hiện tốt.
- Các hoạt động khoa học-công nghệ và mở rộng thị trường đối với kinh tế tập thể chưa được chú trọng, nhất là việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm còn chậm chạp; thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, thiếu thông tin thị trường; việc đăng ký chất lượng và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm chưa được quan tâm…
- Vai trò quản lý nhà nước và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động của Tỉnh ủy để kịp thời rút ra bài học kinh nghiệm, những hạn chế, yếu kém, đề ra giải pháp khắc phục, chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết. Chính vì thế, đã tạo tâm lý bằng lòng, xa rời thực tế trong lãnh chỉ đạo, phối kết hợp giữa các ngành, các cấp nhằm đẩy mạnh, phát triển kinh tế tập thể.
Đây là những vấn đề cần sớm tháo gỡ, khắc phục để kinh tế tập thể của Cà Mau phát huy tiềm năng, vị thế đối với nền kinh tế chung mà Nghị quyết Đại hội XIII đảng bộ tỉnh Cà Mau đã đề ra./.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa  (11/10/2007)
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa  (11/10/2007)
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu  (10/10/2007)
Cả nước chung tay chống chọi “giặc” nước  (09/10/2007)
Nhanh chóng khắc phục hậu quả lũ lụt ở các tỉnh miền Trung  (08/10/2007)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên