Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm CH Séc, bắt đầu chuyến thăm chính thức Be-la-rut
Tiếp tục chuyến thăm Cộng hòa Séc, chiều 28-4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có cuộc hội kiến Tổng thống Vaslav Clause và Thủ tướng Topolanek. | ||
Tổng thống CH Séc Vaslav Clause và Thủ tướng Topolanek đánh giá cao chuyến thăm của Đoàn Quốc hội Việt Nam, tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này không chỉ tăng cường hợp tác giữa hai Quốc hội mà còn thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa. Tổng thống Clause chúc mừng những thành tựu đổi mới của Việt Nam, bày tỏ ấn tượng về chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2006 với những thỏa thuận hợp tác với các nhà lãnh đạo Việt Nam... Tổng thống và Thủ tướng Séc khẳng định tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh như xây dựng hạ tầng giao thông, quản lý nguồn nhân lực, du lịch... Trong bối cảnh ảnh hưởng suy thoái kinh tế chung hiện nay, Cộng hòa Séc sẽ tạo điều kiện để người lao động Việt Nam được hưởng chính sách dành cho lao động hồi hương tự nguyện do mất việc làm. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thông báo với Tổng thống Clause về kết quả cuộc hội đàm với hai viện của Quốc hội Séc, khẳng định với thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội sẽ góp phần củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt với Séc và Liên minh Châu Âu. Việt Nam và Séc có quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt rất tốt đẹp trong nhiều thập kỷ qua. Quốc hội và nhân dân Việt Nam sẽ làm hết sức mình để gìn giữ và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt, lâu dài, cùng có lợi với Cộng hòa Séc; cảm ơn Séc đã ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc khóa 2008-2009. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị Séc, với tư cách là Chủ tịch Liên minh Châu Âu (EU) ủng hộ Việt Nam thiết lập quan hệ toàn diện với EU; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác và Hợp tác với EU; ủng hộ và tác động để Uỷ ban Châu Âu (EC) sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; tác động để Ủy ban Châu Âu sớm dỡ bỏ và không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm của Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẵn sàng là cầu nối để Séc tiếp cận với khu vực ASEAN, mong muốn học hỏi kinh nghiệm chống khủng hoảng kinh tế hiện nay với Séc. * Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Séc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn rời Pra-ha lên đường sang Min-xcơ bắt đầu chuyến thăm chính thức Be-la-rut. Ra sân bay đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn có Phó Chủ tịch Hạ viện Be-la-rut Valery Ivanop, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Be-la-rut. Ngay tại sân bay Min-xcơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí Be-la-rut. Nói về mục đích chuyến thăm Be-la-rut, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Quan hệ hai nước đang rất tốt đẹp, Quốc hội hai nước cần tiếp tục phát triển hơn nữa sự hợp tác hữu nghị vốn có. Hai nước còn nhiều tiềm năng có thể tăng cường hợp tác, học hỏi lẫn nhau, nhất là về kinh tế thương mại. Chính vì vậy cùng với hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai Quốc hội, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại cũng là một mục đích của Đoàn cấp cao Quốc hội Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Be-la-rut lần này. |
Chủ tịch Viện đại biểu (tức Hạ viện) Andreichenko và Chủ tịch Hội đồng nước Cộng hòa (tức Thượng viện) Be-la-rut Batura bày tỏ niềm vui được đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sang thăm. Sau gần 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước có bước phát triển đáng kể trong hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là chính trị và kinh tế, thương mại. Hai bên thường xuyên tiến hành trao đổi các Đoàn cấp cao trong đó có chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Lukashenko tháng 4-2008, hai nước đã ký tuyên bố chung và 13 Hiệp định, thỏa thuận và hợp đồng thương mại trên các lĩnh vực.
Chủ tịch Hạ viện Andreichenko và Chủ tịch Thượng viện Batura cho biết, thời gian qua Quốc hội Be-la-rut luôn tích cực thực hiện thỏa thuận hợp tác đã ký với Quốc hội Việt Nam trong chuyến thăm Be-la-rut của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An năm 2003, triển khai các hoạt động theo tuyên bố chung giữa hai Nhà nước. Hai nước hợp tác khá hiệu quả trên các lĩnh vực cơ khí; dầu khí, kiểm dịch thực vật, hải quan, thể thao, du lịch, nông nghiệp... Tuy nhiên, Quốc hội Be-la-rut cho rằng, với kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 125 triệu USD như hiện nay là chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, nhất là khi thực hiện chương trình hợp tác Việt Nam - Be-la-rut giai đoạn 2008-2010.
Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Be-la-rut cũng thông báo với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng về tình hình kinh tế - xã hội của Be-la-rut; những tác động tới nền kinh tế do ảnh hưởng suy thoái chung; mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam. Lãnh đạo Quốc hội hai nước thống nhất, một số nội dung trong thỏa thuận hợp tác đã ký trước đây hiện không còn phù hợp, cần phải bổ sung để ký kết trong chuyến thăm này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tới Be-la-rut.
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những thành tựu mà Cộng hòa Be-la-rut đã đạt được và dành cho Đoàn sự tiếp đón trọng thị, thân tình. Điều đó càng khẳng định quan hệ hữu nghị giữa hai nước đang phát triển tích cực. Chủ tịch khẳng định mục đích chuyến thăm lần này nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của hai Quốc hội trong lập pháp, giám sát; đưa quan hệ với Be-la-rut đi vào chiều sâu; ổn định, thiết thực và hiệu quả. Việt Nam tiếp tục củng cố, thúc đẩy thực hiện cam kết xây dựng đối tác chiến lược, hợp tác truyền thống với Belarus.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việt Nam không bao giờ quên sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu mà Belarus dành cho Việt Nam; cảm ơn Be-la-rut tạo điều kiện thuận lợi cho 600.000 người Việt Nam đang học tập, cư trú và làm ăn tại đây; có chính sách cho người Việt Nam định cư hợp pháp, lâu dài. Những khó khăn về kinh tế hiện nay do ảnh hưởng suy thoái kinh tế ở Be-la-rut và Việt Nam sẽ tác động việc triển khai các dự án của Be-la-rut tại Việt Nam, cũng như việc tăng cường xuất khẩu của Việt Nam vào Be-la-rut. Vì vậy, hai bên cùng nỗ lực để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nảy sinh trong quan hệ song phương
Kết thúc hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Be-la-rut đã cùng đã ký thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước với nhiều nội dung cụ thể và thiết thực: Quốc hội hai nước sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện những hiệp định giữa hai Chính phủ, mang lại kết quả thiết thực cho cả hai bên. Quốc hội hai nước tiến hành đều đặn việc trao đổi đoàn, các cơ quan của Quốc hội, Nhóm nghị sĩ hữu nghị và cá nhân các nghị sĩ. Tăng cường tham vấn lẫn nhau về những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, tăng cường hợp tác tại các diễn đàn liên nghị viện; Hậu thuẫn và thúc đẩy quan hệ, ủng hộ lẫn nhau giữa Chính phủ hai nước tại các tổ chức quốc tế.
Sau lễ ký thỏa thuận hợp tác, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Be-la-rut đã có cuộc gặp gỡ phóng viên báo chí hai nuớc, thông báo về nội dung và kết quả hội đàm. Theo đó, cuộc hội đàm đã thành công tốt đẹp, mở ra nhiều triển vọng hợp tác mới giữa hai Quốc hội. Thỏa thuận hợp tác được ký kết là cơ sở, hành lang pháp lý quan trọng để Quốc hội hai nước thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Theo dự kiến, trong thời gian ở thăm Be-la-rut, hôm nay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sẽ có cuộc tiếp kiến với Tổng thống Lukachenko, trước khi kết thúc chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hoà Be-la-rut./.
Đà Lạt trở thành đô thị loại I  (30/04/2009)
“Đất nước trọn niềm vui”  (30/04/2009)
Chiến tranh Việt Nam từ một góc nhìn  (30/04/2009)
Tương lai đối thoại Mỹ - I-ran  (30/04/2009)
Tương lai đối thoại Mỹ - I-ran  (30/04/2009)
Chiến tranh Việt Nam từ một góc nhìn  (30/04/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên