Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng nỗ lực xóa đói nghèo
Trong bối cảnh các nước lớn đang phải đối phó với nguy cơ khủng hoảng tài chính lan rộng do nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun đưa ra nhận định rằng, các nỗ lực của Liên hợp quốc trong cuộc chiến chống đói nghèo có thể bị tác động nghiêm trọng do khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cuối tuần trước, Tổng Thư ký Ban Ki-mun bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng, thực trạng kinh tế thế giới phát triển chậm lại cũng như những biến động trên thị trường tài chính phố Uôn (Mỹ), có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, khiến các nước giàu lơ là việc thực hiện cam kết hỗ trợ Liên hợp quốc trong cuộc chiến chống đói nghèo, cải thiện đời sống của người dân tại các nước nghèo nhất thế giới, chủ yếu là ở châu Phi.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP (Mỹ), ông nhấn mạnh: ''Chúng ta đang trải qua tình trạng khủng hoảng trong cuộc chiến chống đói nghèo. Đây là một trong ba cuộc khủng hoảng mà tôi từng nêu ra, đó là, biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và tình trạng nghèo khổ chưa được cải thiện ở các nước đang phát triển.''
Năm 2005, các nước công nghiệp phát triển G8 gồm: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, I-ta-li-a, Ca-na-đa và Nga đã cam kết đến năm 2010 tăng thêm 50 tỉ USD viện trợ cho các nước nghèo, trong đó có 25 tỉ USD dành cho châu Phi.
Tuy nhiên, các nước này đã không thực hiện đúng cam kết và Tổng Thư ký Ban Ki-mun nhấn mạnh, các nhà tài trợ lớn phải tăng viện trợ phát triển thêm 18 tỉ USD/năm, trong đó có 7,3 tỉ USD cho các quốc gia thuộc châu Phi.
Trước đó, trong một báo cáo công bố ngày 11-9, ông Ban Ki-mun đã cảnh báo những mục tiêu xoá đói, giảm nghèo mà các nhà lãnh đạo thế giới đặt ra cách đây 8 năm có thể sẽ không đạt đúng thời hạn vào năm 2015, đặc biệt tại một số quốc gia khu vực Nam Xa-ha-ra ở châu Phi, do tình hình giá lương thực và nhiên liệu leo thang như hiện nay.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hiện 2/5 dân số châu Phi đang sống trong cảnh nghèo khổ với thu nhập dưới 1 USD/ngày. Châu lục này, chiếm tới 12% dân số thế giới, nhưng chỉ chiếm 1% GDP toàn cầu và 2% tổng kim ngạch ngoại thương toàn cầu./.
Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng quan hệ lao động  (24/09/2008)
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2008  (24/09/2008)
Công bố Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển  (24/09/2008)
Công nghệ sinh học và vấn đề phát triển nông nghiệp của Việt Nam  (24/09/2008)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên