Góp phần xây dựng nông thôn mới
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là phong trào xóa đói, giảm nghèo. Đóng góp vào những thành công đó có “Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu” do Hội Nông dân Việt Nam phát động, tổ chức và định hướng từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX.
Để đánh giá kết quả thực hiện trong 5 năm qua (2002-2007), ngày 22 đến 23-8, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức “Hội nghị Đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc” lần thứ III. Dự Hội nghị có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng và 303 đại biểu đại diện cho trên 4 triệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của cả nước.
Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi lần thứ I diễn ra trong hai ngày 10 và 11-9-2001, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Tới tham dự có 194 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu đại diện cho gần 6 triệu lượt hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của cả nước về dự. Tại Hội nghị này, 11 nông dân đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, 59 nông dân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi lần thứ II được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội, trong hai ngày 18 và 19-9-2002. Hội nghị có 242 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 8,2 triệu lượt hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của cả nước về dự. Tại Hội nghị, 11 nông dân đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 94 nông dân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 139 nông dân và 3 tập thể được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen. |
Những đóng góp mà “Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu” mang lại thể hiện trên một số kết quả nổi bật:
- Khích lệ nông dân cả nước đổi mới cách nghĩ, cách làm, tận dụng triệt để mọi thế mạnh, vươn lên xóa đói, giảm nghèo và từng bước làm giàu chính đáng. Tính đến nay cả nước đã có 7 triệu hộ nông dân đăng ký phấn đấu trở thành những người nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở nông thôn, trong đó có hơn 4,6 triệu hộ nông dân đạt danh hiệu này.
- Hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn; xuất hiện nhiều chủ trang trại, chủ doanh nghiệp nông thôn có doanh thu hàng chục tỉ đồng mỗi năm, đồng thời tạo việc làm cho hằng nghìn lao động. Họ không những làm giàu cho gia đình mình mà còn giúp đỡ bà con cùng thôn, bản vươn lên thoát nghèo, có được cuộc sống ổn định. Điển hình như: ông Y Hom Niê, dân tộc Êđê, tỉnh Đắk Lắk, trồng cây cao su, thu lãi hằng năm 1,2 tỉ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 50 lao động, giúp 8 hộ thoát nghèo, ủng hộ địa phương 60 triệu đồng, hiến 640m2 đất để xây dựng nhà cộng đồng; ông Lê Sỹ Bảy ở Thanh Hoá mở 3 xưởng chế tác đá tổng doanh thu 6 tỉ đồng/năm, giải quyết việc làm ổn định cho 400 lao động với thu nhập 1,2 triệu đồng/tháng; ông Nguyễn Văn Đức ở Đà Nẵng, thương binh hạng 3/4, từ trồng rừng và chế biến nông sản đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn có doanh thu 3,7 tỉ đồng/năm, thu lãi 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 180 lao động, đầu tư xây dựng 1 trung tâm dạy nghề cho người lao động 300 triệu đồng, giúp các hộ thiên tai 60 triệu đồng, xây tặng 1 căn nhà tình nghĩa trị giá 12 triệu đồng…
Trong danh sách những hộ nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu còn có nhiều nông dân dân tộc thiểu số, nhiều tấm gương thoát nghèo và có cuộc sống ổn định như: bà Thạch Thị Đông, dân tộc Khmer ở Trà Vinh; ông Đinh Ká Lũy ở Quảng Ngãi; ông Giàng A Dầu ở Lai Châu... Anh Vàng Mí Cơ người dân tộc Mông ở Hà Giang, 20 tuổi, không chỉ phấn đấu từ một hộ nghèo trở thành hộ có thu nhập trên 110 triệu đồng/năm mà còn cho 72 hộ nghèo vay 216 triệu đồng để thoát nghèo…
- Xuất hiện nhiều nông dân vận dụng sáng tạo các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất; sáng chế ra nhiều loại công cụ phục vụ cho sản xuất và chế biến nông sản; nhiều loại giống cây, con phù hợp với nhiều điều kiện môi trường sinh thái ở địa phương. Đã có những “nông dân làm khoa học”, được nhận các giải thưởng về sáng chế như: ông Huỳnh Thái Dương ở Bình Thuận đã được trao giải thưởng VIFOTEC về sáng chế máy tẽ ngô; ông Đặng Tám ở Đắk Lắk nhận bằng sáng chế Béc tưới cây trồng…
- Đóng góp vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và làm công tác từ thiện. Đã có rất nhiều người tự nguyện hiến đất, hiến tiền để xây dựng trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông cho địa phương; sẵn sàng hỗ trợ giống, vốn, vật tư, kinh nghiệm cho những hộ nông dân khó khăn để nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Năm năm qua, nông dân cả nước đã đóng góp: 2.840 nghìn tỉ đồng và trên 60 triệu ngày công; làm mới và sửa chữa 462 nghìn km đường giao thông; 271 nghìn km kênh mương, 40.600 cầu, cống; 27.280 phòng học, trạm xá. Hội viên nông dân đóng góp được 816 tỉ đồng, 12,7 triệu ngày công lao động, 190 nghìn tấn lương thực, 175 triệu cây giống, 12,5 triệu con giống, làm được 38.434 căn nhà tình nghĩa, 68.725 nhà tình thương, giúp cho 1.043.843 hộ nghèo cải thiện điều kiện về nhà ở và có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất; giúp 1.986 hộ nghèo chuộc lại đất cầm cố; đóng góp 1,5 tỉ đồng giúp hộ nghèo hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất...
“Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu” đã có những đóng góp thiết thực, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn Việt Nam ngày càng tiến bộ, giàu đẹp. Với tốc độ mỗi năm số hộ sản xuất kinh doanh tăng 16,7% như hiện nay, chúng ta có thể hy vọng về tương lai tươi sáng của nền nông nghiệp trên con đường hội nhập và tiến dần tới mục tiêu giảm từ 2-3% hộ nghèo mỗi năm và tăng 2-3% hộ giàu mỗi năm.
Thêm 8,3 tỉ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam  (24/08/2007)
Xuất khẩu 8 tháng đạt trên 31,2 tỉ USD  (24/08/2007)
Thành phố Hồ Chí Minh: vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang dịch vụ  (24/08/2007)
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về hấp dẫn công ty bán lẻ  (24/08/2007)
400 tỉ đồng cho chương trình khuyến công quốc gia  (24/08/2007)
Thành phố Hồ Chí Minh: thêm 11.000 doanh nghiệp mới được thành lập  (24/08/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay