Đại hội Thi đua yêu nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội lần thứ III
TCCSĐT - Ngày 20-8 tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước ngành lần thứ III. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự và chỉ đạo Đại hội. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá phong trào thi đua yêu nước và kết quả công tác khen thưởng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 5 năm (2006-2010); tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu và động viên toàn ngành phát huy thành tích đã đạt được, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần xây dựng phát triển ngành và đất nước.
Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Bác: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng và luôn xác định thi đua, khen thưởng là động lực và biện pháp tích cực thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong 5 năm qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước mang tính truyền thống của ngành trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội… thu hút toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành và sự đồng tình của toàn xã hội, tạo ra những động lực to lớn, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của đất nước. Nhiều mô hình tốt, nhiều điển hình tiên tiến tiếp tục nảy sinh và được nhân rộng trên tất cả các lĩnh vực công tác của Ngành.
Do những thành tích đã đạt được, 5 năm qua, toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã được Đảng và Nhà nước khen thưởng 23.586 Huân, Huy chương, danh hiệu Vinh dự Nhà nước, Bằng khen và Cờ thi đua các loại.
Trong thời gian tới, để công tác thi đua, khen thưởng bám sát nhiệm vụ chính trị, toàn thể cán bộ, công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đoàn kết, năng động, sáng tạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao giai đoạn 2011-2015 theo các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1. Tạo việc làm cho 8 triệu lao động (bình quân 1.600 ngàn người/năm), trong đó: tạo việc làm trong nước 7.550 ngàn người; xuất khẩu lao động 450 ngàn người;
2. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tranh chấp lao động;
3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%, trong đó qua đào tạo nghề 40%; Tuyển mới dạy nghề tăng bình quân 3%/năm, trong đó tuyển mới cao đẳng, trung cấp nghề tăng 10%/năm;
4. Từng bước nâng cao mức sống hộ gia đình chính sách người có công; không còn hộ gia đình chính sách người có công thuộc hộ nghèo; xoá nhà tạm, nhà dột nát đối với hộ chính sách; 100% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công. Đầu tư, tôn tạo các công trình tưởng niệm liệt sỹ đảm bảo ổn định, lâu dài, phát huy tính giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ;
5. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân 2%/năm;
6. Đảm bảo cơ bản các đối tượng yếu thế, đặc biệt khó khăn (người tàn tật nặng, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người già sống cô đơn không có nguồn nuôi dưỡng, người bị hậu quả chất độc hoá học do chiến tranh…) được hưởng trợ cấp xã hội; tạo điều kiện về giáo dục, dạy nghề, tín dụng, tạo việc làm tăng thu nhập cho người tàn tật và đối tượng xã hội hoà nhập cộng đồng. Hỗ trợ kịp thời, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân vùng bị bão, lụt, thiên tai, mất mùa.
7. Tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường thân thiện, lành mạnh và an toàn, góp phần xây dựng nguồn nhân lực tương lai cho đất nước; tăng tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xâm hại, phân biệt đối xử, ngược đãi trẻ em;
8. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, phấn đấu thu hẹp rõ rệt khoảng cách giới; nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, địa bàn trọng điểm có bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ có sự mất bình đẳng giới cao; đảm bảo sự bình đẳng của phụ nữ trong tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và gia đình;
9. Kiểm soát chặt chẽ, tiến tới giảm dần tệ nạn ma tuý, mại dâm; cơ bản những người nghiện ma tuý, người bán dâm có hồ sơ quản lý được cai nghiện, chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm với các hình thức phù hợp./.
GMS: Tầm nhìn mới cho liên kết hạ tầng nền  (20/08/2010)
Đơn vị chiến đấu cuối cùng của Mỹ rút khỏi I-rắc  (20/08/2010)
Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ 16  (20/08/2010)
Ðại hội Thi đua yêu nước các tỉnh Thái Bình, Sóc Trăng, Trà Vinh  (20/08/2010)
Báo cáo sắp xếp Tổng công ty nhà nước thua lỗ  (20/08/2010)
Một số kinh nghiệm từ đại hội Đảng cấp cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh  (20/08/2010)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay