Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng khai mạc Hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn |
Tiếp nối thành công của Hội nghị quốc tế về Kinh tế đối ngoại lần thứ nhất năm 2008, Hội nghị lần thứ 2 khai mạc sáng 17-3 đã thu hút lãnh đạo cao cấp của hơn 150 tập đoàn xuyên quốc gia đến từ gần 30 nước và vùng lãnh thổ, cùng 100 doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam. Điều này cho thấy rằng tuy còn nhiều khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư.
Xuyên suốt Hội nghị là chủ đề chính “Định vị Việt Nam trong tương lai” và gần 20 chủ đề nhỏ trong đó có những vấn đề thiết thực như: vai trò đang thay đổi của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu và cộng đồng quốc tế; triển vọng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu thay đổi; đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam và kỳ vọng; chính sách tiền tệ, tài chính của Việt Nam; triển vọng hợp tác đa phương, việc giải quyết những thách thức và hạ tầng; vấn đề tối đa hóa lợi ích và quản lý rủi ro để hội nhập sâu hơn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, đây là dịp để lãnh đạo Chính phủ lắng nghe ý kiến của các nhà kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và học giả trao đổi, thảo luận về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến kinh tế Việt Nam, cùng nhau tìm ra những giải pháp tốt nhất, con đường để đưa Việt Nam hội nhập sâu và nhanh hơn với nền kinh tế thế giới.
Phó Thủ tướng đánh giá, khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu hiện vẫn chưa dừng lại, trong thời gian qua các nước đã đưa ra những gói giải pháp kích cầu hợp lý và với nỗ lực cao của toàn thế giới chắc chắn suy giảm kinh tế sẽ dừng lại.
Ảnh: Chinhphu.vn |
Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ giải quyết tất cả những khó khăn để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội và nền kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng. Đây là niềm tin của Chính phủ Việt Nam và cũng là thông điệp gửi tới các nhà đầu tư để tiếp tục đầu tư, hợp tác vì sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng khai mạc Hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn |
Giám đốc đối ngoại HSBC châu Á - Thái Bình Dương Paul Leech: Các nhà đầu tư đang nhìn thấy quyết tâm và nỗ lực cao của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cũng như tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật, chính sách tài chính… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư. HSBC luôn coi Việt Nam là điểm đến quan trọng để tăng nguồn vốn đầu tư. Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Nokia Networks Christian Fredrkson: Chúng tôi đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã thực hiện tự do hóa thương mại, cấp giấy phép 3G - công nghệ di động không dây thế hệ mới có tốc độ truyền tải nhanh… để thúc đẩy sự phát triển của viễn thông, một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục hỗ trợ và cùng Chính phủ Việt Nam phát triển hệ thống viễn thông trong nước |
Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình mới  (17/03/2009)
Trung Quốc thực hiện dân chủ ở cơ sở sau 30 năm cải cách mở cửa  (16/03/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 9-3-2009 đến 15-3-2009)  (16/03/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên