Chi phí quốc phòng tăng thời bình hay thời chiến?
TCCSĐT - Trên thế giới hiện vẫn có chiến tranh và xung đột vũ trang, nhưng chỉ ở quy mô cục bộ, chưa đến mức độ khu vực, lại càng không phải chiến tranh thế giới. Vậy mà chi phí quốc phòng cứ liên tục phá vỡ hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.
Trong báo cáo được công bố ngày 11-4 vừa qua, Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển - một trong những viện nghiên cứu chiến lược danh giá nhất thế giới – đã đưa ra con số 1630 tỉ USD cho chi phí quốc phòng của tất cả các quốc gia trên thế giới trong năm 2010. Theo SIPRI, mức độ tăng chí phí quốc phòng của các quốc gia trên thế giới trong năm qua không lớn bằng những năm trước bởi tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế, nhưng số liệu tuyệt đối thì lớn nhất từ trước tới nay. So sánh thấy mức độ chi cho viện trợ phát triển trên cả thế giới không bằng một phần mười mức chi phí cho quốc phòng này.
Các quốc gia tăng chi phí quốc phòng cơ bản vì hai lý do. Thứ nhất là đối phó với nguy cơ an ninh quốc gia bị đe doạ từ bên ngoài và thứ hai là tăng cường tiềm lực quân sự để gây dựng và đề cao vai trò cũng như ảnh hưởng về chính trị an ninh trên bình diện khu vực và thế giới. Nhưng vì trên thế giới chỉ có ít quốc gia nuôi tham vọng vươn lên làm cường quốc khu vực và thế giới nên câu hỏi không thể không đặt ra trước bức tranh do SIPRI phác họa là vì sao đại đa số các quốc gia trên trái đất lại không ngừng tăng mức chi cho quốc phòng đến như vậy. Câu hỏi ấy liên quan đến sự nhìn nhận của các quốc gia về thời cuộc, về nguy cơ chiến tranh hay khả năng hòa bình. Câu trả lời chỉ có thể là các quốc gia này đều cho rằng nguy cơ chiến tranh chưa thực sự bị triệt tiêu và khả năng duy trì hòa bình vẫn còn bị đe dọa.
Theo SIPRI, những quốc gia chi nhiều nhất cho ngân sách quân sự là Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Nga. Từ báo cáo này của SIPRI có thể rút ra được ba nhận thức rất đáng chú ý như ba đặc điểm cơ bản của xu hướng gia tăng mức chi phí cho quốc phòng hiện tại cũng như trong tương lai.
Thứ nhất, dẫu có khó khăn về kinh tế và tài chính đến đâu, thậm chí, cả bị khủng hoảng như thế nào, thì các quốc gia vẫn tăng chí phí quốc phòng hằng năm. Mức độ gia tăng có thể thấp hơn các năm trước vì khó khăn kinh tế và tài chính, nhưng con số tuyệt đối vẫn tăng không ngừng. Từ trước tới nay luôn như vậy và trong thời gian 10 năm qua đặc biệt như vậy.
Thứ hai, không phải cứ bị đe dọa về quân sự và chẳng phải quan tâm nhiều đến việc giải quyết những khó khăn lớn về kinh tế xã hội thì mới tăng chi phí quốc phòng. Ví dụ điển hình nhất là khu vực Nam Mỹ và Trung Quốc. Trong khi theo SIPRI, mức độ tăng ngân sách quốc phòng của cả thế giới trong năm 2010 là 1,3%, thì ở khu vực Nam Mỹ là 5,8% và ở Trung Quốc là 3,8%. Chi phí quân sự của Trung Quốc lớn gấp đôi Nga và chỉ đứng sau Mỹ. Lý do là tăng trưởng kinh tế ở Nam Mỹ và Trung Quốc rất năng động bất chấp khủng hoảng kinh tế và tài chính ở nơi khác. Ở cả hai nơi đều còn có chủ định tăng cường tiềm lực quân sự làm một con chủ bài về chính trị an ninh ở khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, các quốc gia chi phí quân sự nhiều nhất cũng thường là những quốc gia tham gia sâu rộng nhất vào sản xuất và buôn bán vũ khí trên phạm vi thế giới, được lợi nhiều nhất từ chế tạo và buôn bán vũ khí trên thế giới, đóng vai trò gần như quyết định trong việc tạo ra hiệu ứng cả về tâm lý lôi cuốn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới vào cuộc tăng chi phí quân sự, khiến cho thời chiến cũng như thời bình, chi phí quốc phòng vẫn tăng và trong tương lai vẫn sẽ còn tiếp tục tăng./.
Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Điện Biên  (13/04/2011)
Cốt Đi-voa: Giao tranh tiếp diễn tại thành phố A-bít-giăng  (13/04/2011)
Văn kiện Đại hội XI - một số vấn đề lý luận quan trọng trong Cương lĩnh và chiến lược  (13/04/2011)
Thực hiện môi trường 100% không khói thuốc để bảo vệ sức khỏe cộng đồng  (13/04/2011)
Đồng chí Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Đồng Nai  (13/04/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên