Mục lục Chuyên đề cơ sở số 26 (2-2009)
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Việt Tường - Sau hai năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở Đảng bộ huyện Bảo Thắng
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo nên những chuyển biến tích cực về nhận thức, tư tưởng và hành động trong Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Thắng trong hai năm qua. Cuộc vận động đã thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, hiệu quả, thiết thực; là động lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Những bài học kinh nghiệm và những hạn chế cần khắc phục sẽ là cơ sở để Bảo Thắng tiếp tục thực hiện bước hai Cuộc vận động đạt hiệu quả cao hơn.
TIÊU ĐIỂM: PHÁT HUY KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TỪ CƠ SỞ
Trần Quang Nhiếp - Nhìn lại mười năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở
Thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân được Đảng ta xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở rõ ràng đã tạo ra động lực mới, động viên nguồn sức mạnh nội tại từ mỗi thành viên và của cả cộng đồng hướng tới phát triển một cách toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Phùng Thanh Kiểm - Lạng Sơn với công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới ở phía Đông Bắc Tổ quốc. Cư dân Lạng Sơn đa số là dân tộc thiểu số, trong 7 dân tộc anh em cùng cư trú trên địa bàn thì đồng bào Nùng có tỷ lệ cao nhất, chiếm 44%, Sau đó là dân tộc Tày 35%, dân tộc Kinh 15%, dân tộc Dao 3,5%, còn lại là dân tộc Hoa, Mông, Sán Chay. Đảng bộ có 733 tổ chức cơ sở đảng, có 3.369 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 42.649 đảng viên... Đặc thù là vùng núi, biên giới và dân tộc rất nhiều khó khăn, nhưng Lạng Sơn là địa phương làm khá tốt công tác xây dựng Đảng.
Huỳnh Văn Be - Đồng Khởi mới trên mặt trận nông nghiệp
Đổi mới tư duy lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn là quy luật để công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên quê hương Đồng Khởi.
Bùi Ngọc Thanh - Việc làm cho hộ nông dân thiếu đất sản xuất - vấn đề và giải pháp
Việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất xã hội lớn, phức tạp. Nếu chỉ giải quyết được mặt kinh tế của vấn đề mà lại làm trầm trọng thêm mặt xã hội thì hiệu quả kinh tế sẽ rất hạn chế, nếu không muốn nói là không thành công. Không thể để tồn tại tình trạng doanh nghiệp ổn định sản xuất đã lâu còn lao động bị thu hồi đất đã tiêu hết tiền đền bù mà vẫn không tìm kiếm được việc làm. Vấn đề đặt ra là tái định cư ổn định và có phương án giải quyết được cơ bản việc làm cho người lao động, trước và ngay khi các doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động là ưu việt nhất.
DIỄN ĐÀN CƠ SỞ
Nguyễn Thị Nghiêm - Thuận An sau mười năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở
Những năm qua, huyện Thuận An luôn nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, nhất là trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18-02-1998, của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở, các Nghị định số 29 và 71 của Chính phủ, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế ở tỉnh, Thuận An đã trở thành một trong những huyện điển hình của tỉnh Bình Dương về công tác này.
Như Hùng - Dân chủ cơ sở - một động lực phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Qua hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, quyền làm chủ của người dân ngày càng được phát huy, đã tạo động lực để khơi dậy sức mạnh tinh thần và vật chất của nhân dân trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở địa phương.
Nguyễn Văn Quế - Xã Bình Chuẩn thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở
Từ một xã thuần nông nghèo khó của huyện Thuận An (Bình Dương), từ năm 1998 Bình Chuẩn bắt đầu thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, cơ cấu kinh tế của xã đã dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - thương mại và nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn Bình Chuẩn không ngừng khởi sắc, trở thành một xã dẫn đầu của huyện trên nhiều lĩnh vực. Một trong những nguyên nhân đạt được kết quả trên là do Bình Chuẩn đã tổ chức triển khai có hiệu quả Quy chế Dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị.
Tuấn Sơn - Khó mấy cũng thành công khi dân được làm chủ
Cụ thể hóa cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” bằng các việc làm, mô hình thiết thực đạt hiệu quả cao trên địa bàn xã, phường ở Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng cho thấy, ở đâu, quyền làm chủ của người dân được phát huy, "ý Đảng lòng dân" hòa quyện, ở đó việc khó mấy cũng thành công (từ việc giải tỏa, giải phóng mặt bằng, tái định cư, chỉnh trang đô thị, an toàn giao thông...).
Nguyễn Khắc Hào - Tiếp cận vấn đề kinh tế trang trại nông nghiệp ở huyện Ân Thi
Ân Thi là một huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên. Do vậy, nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang là những vấn đề hệ trọng nhất đối với huyện. Trên cơ sở phân tích từ thực tiễn nền kinh tế ở địa phương, trong đó phát triển kinh tế trang trại đang là mô hình mới, được coi như một giải pháp phát triển ở một huyện nông nghiệp nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng như Ân Thi.
Hữu Hạnh - BIDV - Chặng đường mười năm đầu tư phát triển khu vực miền núi phía Bắc
Khu vực miền núi phía Bắc nước ta gồm có 14 tỉnh có tổng diện tích tự nhiên hơn 95.000 km2, chiếm gần 30% diện tích cả nước, với số dân gần 11 triệu người thuộc 43 dân tộc anh em, trong đó có 42 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng lại là khu vực kinh tế đang khó khăn nhất nước do núi cao hiểm trở, giao thông không thuận lợi, đất nông nghiệp ít ỏi, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy, khu vực luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ, các ban, ngành Trung ương, trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hỗ trợ nguồn vốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân.
KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ
Trần Hùng Dũng - Thị trường bảo hiểm Việt Nam trước cơn bão khủng hoảng tài chính hiện nay
Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ bắt đầu từ những tháng cuối năm 2007 đã lan rộng thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của nó ngày càng sâu rộng đến thị trường bảo hiểm ở Mỹ và toàn thế giới. Trước cơn bão tài chính đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang bị tác động như thế nào, và sẽ phải làm gì để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của nó?
Lê Xuân Đình - Từ mô hình liên kết các nhà trong phát triển cây cao su ở Sơn La
Câu chuyện liên kết “bốn nhà” ra đời tưởng chừng như rất tốt đẹp, thế nhưng trong kinh tế thị trường, việc chạy theo lợi nhuận đây đó đã chi phối nặng nề, không phải lúc nào giữa đạo và đời cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng cũng với cơ chế ấy, nơi thì làm chưa được, có nơi lại làm rất tốt. Vậy vấn đề là ở chỗ, không những biết cách vận dụng, mà còn ở cái tâm muốn cho người nông dân cùng có lợi chứ không phải cạnh tranh. Đó là điều thấy được ở mô hình Công ty cổ phần cao su Sơn La.
Phạm Thanh Hà - Đắc Hà xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum, cách thị xã Kon Tum 20 km về phía bắc, diện tích tự nhiên 84.466,74 ha; có 8 xã và 1 thị trấn với 93 thôn, tổ dân phố; dân số 57.595 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 48,44%. Toàn Đảng bộ có 54 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) gồm 1.656 đảng viên. Với những hoạt động sát hợp với thực tế địa phương, kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ huyện luôn luôn là một đơn vị dẫn đầu tỉnh về công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng.
Mạnh Phúc - Tam Điệp suy nghĩ và vươn lên từ mảnh đất của chính mình
Thị xã Tam Điệp được thành lập ngày 17-12-1982, nằm ở phía tây nam tỉnh Ninh Bình, địa hình bán sơn địa, nhiều núi đá vôi, đồi dốc, ruộng trũng... Hơn 25 năm qua, Đảng bộ và nhân dân nơi đây luôn trăn trở tìm hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng thị xã ngày càng phát triển.
NHÌN RA THẾ GIỚI
Nguyễn Thành Lợi - Trung Quốc thực hiện dân chủ ở cơ sở sau 30 năm cải cách mở cửa
Dân chủ ở cơ sở là chế độ và thực tiễn mà quần chúng nhân dân trực tiếp thực hiện trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội ở cấp cơ sở, người dân được tham gia quản lý các công việc chung của xã hội. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng: “Dân chủ nhân dân là sinh mệnh của chủ nghĩa xã hội”, “xã hội càng phát triển, dân chủ càng phải phát triển”, tập trung thúc đẩy dân chủ ở cơ sở là nền tảng của công cuộc phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa.
NHỊP CẦU BẠN ĐỌC
*** Chung quanh việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở
Lời Bộ Biên tập: Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30 CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Qua 10 năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở xã, phường, thị trấn, quyền làm chủ của nhân dân ở các địa phương trong cả nước được phát huy mạnh mẽ. Trong số này, Bộ Biên tập Tạp chí xin trao đổi ý kiến cùng bạn đọc về những câu hỏi, thắc mắc chung quanh vấn đề này. Lời Ban Biên tập: Nhằm giúp bạn đọc có thêm những thông tin về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở kỳ này xin trao đổi về một số câu hỏi chung quanh vấn đề này./.
Dịch vụ cấp nước sạch năm 2009 sẽ tốt hơn năm 2008  (28/03/2009)
“Âm vang sông Hàn”  (28/03/2009)
Xét xử phúc thẩm vụ án gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản ở 178 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội  (28/03/2009)
Thông cáo Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XII  (27/03/2009)
Về chính sách đối ngoại của chính quyền Ô-ba-ma  (27/03/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay