Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9-2018
Bộ trưởng, Chủ nghiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin một số nội dung phiên họp Chính phủ diễn ra cùng ngày. Tại phiên họp, Chính phủ đã đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 9, 9 tháng đầu năm, xu hướng cả năm và nhiệm kỳ.
Chính phủ đánh giá kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm đạt kết quả toàn diện trên các mặt. GDP 9 tháng năm 2018 tăng 6,98%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2011. Cả 3 khu vực đều tăng cao: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,65%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%; khu vực dịch vụ tăng 6,89%. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,65%. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9-2018 tăng 0,59% so với tháng trước, CPI bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,57% và dự kiến chúng ta sẽ kiểm soát được chỉ số CPI theo chỉ tiêu Quốc hội giao là dưới 4%.
Kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 179 tỷ USD, tăng 15,4%. Khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực FDI, cụ thể khu vực trong nước tăng 17,5% trong khi khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 14,6%. Đây là xu hướng tích cực. Xuất siêu 5,39 tỷ USD trong cán cân thương mại 9 tháng đầu năm. Đây là mức kỷ lục.
Về hoạt động của doanh nghiệp, trong 9 tháng, cả nước có trên 96.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 963,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và tăng 6,7% về số vốn. Gần 23.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, con số tạm dừng hoạt động cũng tăng cao. Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp, với 92% người được hỏi sẽ cân nhắc khởi nghiệp, 88% sẵn sàng chấp nhận rủi ro thất bại khi khởi nghiệp so trung bình thế giới ở mức 47%.
Đến thời điểm này, có thể khẳng định sẽ hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu Quốc hội giao cho năm 2018, với 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt. Thu ngân sách 2018 dự kiến tăng khoảng 3% so với dự toán và tăng 5,5% so với 2017. Con số rất ấn tượng là bội chi năm 2018 dự kiến đạt 3,67%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao là 3,7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Quốc hội giao từ 33-34% thì dự kiến cả năm vẫn giữ được mức cao là 34%. Xuất nhập khẩu dự kiến đạt 475 tỷ USD, với 238 tỷ USD xuất khẩu, xuất siêu 1 tỷ USD.
Nếu giữ được tốc độ tăng trưởng hiện nay thì tăng trưởng GDP cả năm sẽ vượt mức 6,7%. Đặc biệt, đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) ước đạt 40,23%, năng suất lao động duy trì nhịp độ tăng, vượt cao hơn Quốc hội đã giao. Tăng trưởng nông nghiệp dự kiến cả năm đạt 3,3%. Riêng xuất khẩu nông lâm thủy sản quyết tâm đạt 40,5 tỷ USD.
Xét chung cả nhiệm kỳ, đến nay, đã có 9 chỉ tiêu đạt mục tiêu 5 năm và Chính phủ quyết tâm thực hiện toàn diện các mục tiêu kinh tế-xã hội cả nhiệm kỳ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn những bất cập, khó khăn, thách thức, yếu kém, đặc biệt là những diễn biến phức tạp từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Chúng ta không hài lòng, không chủ quan, không thỏa mãn với thành tích đạt được. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là đẩy mạnh cải cách thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế. Vấn đề điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành đã thực hiện tốt nhưng cần làm tốt hơn. Hiện có tổng số 9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 120 thủ tục kiểm tra chuyên ngành, mới chính thức cắt giảm, đơn giản hóa được 1.700 dòng hàng và 30 thủ tục. Hiện có tổng số 6.191 điều kiện kinh doanh, mới chính thức cắt giảm được 1.133 điều kiện, đạt trên 30% so với yêu cầu. Như vậy, còn phải cố gắng nhiều. Các nghị định cắt giảm các điều kiện kinh doanh đang được các cơ quan hoàn thiện để làm sao trong tháng 10 này Chính phủ ban hành. Với các thủ tục, dòng hàng kiểm tra chuyên ngành cũng vậy.
Trong thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được lơ là, chủ quan với kết quả đạt được; cần tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; bám sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước, có đối sách phù hợp, kịp thời, đặc biệt là mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng tốt, cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại nợ công; cải cách thể chế; thúc đẩy tăng năng suất lao động; nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, sản phẩm; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp.
Về thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trong 9 tháng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 16.441 nhiệm vụ, trong đó, có 7.951 nhiệm vụ đã hoàn thành, 8.245 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 245 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 3%, tăng 0,26% so với tháng trước).
Phần cuối buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành, TP. Hà Nội trả lời câu hỏi của các nhà báo lien quan đến các nội dung: việc thu tiền bảo kê trong thời gian dài tại chợ Long Biên; thông tin về 14 ha đất quốc phòng tại Hải Phòng bị giang hồ lấn chiếm; việc thực hiện Nghị định 158 của Chính phủ về luân chuyển cán bộ trên địa bàn TP. Hà Nội; tình trạng độc quyền sách giáo khoa; phương án thu phí ở BOT Cai Lậy;…./.
Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam  (01/10/2018)
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10-2018  (01/10/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 24 đến 30-9-2018)  (01/10/2018)
Hà Nội thảo luận thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị  (01/10/2018)
Hà Nội thảo luận thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị  (01/10/2018)
Nguy cơ HIV/AIDS ở huyện nghèo Mường Chà  (01/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên