Tiếp tục các thông tin về Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
00:16, ngày 11-08-2018
TCCSĐT - Tiếp tục Phiên họp thứ 26, ngày 10-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Chăn nuôi; dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); cho ý kiến (lần 2) về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Làm rõ các quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Theo báo cáo do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng trình bày tại phiên họp, các nhóm vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau gồm về giống và sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, chăn nuôi động vật hoang dã, chăn nuôi động vật cảnh và phúc lợi cho vật nuôi.
Góp ý vào dự án Luật, liên quan đến vấn đề nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt vấn đề Dự án Luật Chăn nuôi có quy định về việc yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Tuy nhiên, tại một số điều khác trong dự án Luật cũng có các quy định về công bố. Do đó, nhiều ý kiến băn khoăn về việc các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có cần tuân theo quy trình tại một số điều này hay không?
Ngoài ra, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ban Soạn thảo cần cân nhắc trong cách dùng từ, giải thích cụ thể khái niệm “Phúc lợi vật nuôi”, bởi đây là một khái niệm lạ, khiến nhiều người khó hiểu. Đồng thời, nhiều ý kiến cho rằng nội dung về “quyền vật nuôi” được thể hiện còn chưa đầy đủ, khái niệm “đối xử nhân đạo với vật nuôi” vẫn mang tính trừu tượng, chưa bao quát hết được vấn đề và đề nghị Ban soạn thảo tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để quy định phù hợp hơn.
Khẳng định đây là dự án Luật hết sức quan trọng, sẽ góp phần quyết định sự phát triển của ngành nông nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu rà soát lại về phạm vi điều chỉnh, đối tượng, chuỗi sản xuất khép kín từ giống, thức ăn, điều kiện chăn nuôi, chất thải, chế biến, kinh doanh thực phẩm chăn nuôi cho phù hợp điều kiện của Việt Nam, trong đó có xét tới yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng sản xuất sạch.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cần làm rõ và cụ thể hơn các chính sách, đồng thời có đánh giá tác động khi ban hành chính sách. Đặc biệt với những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, cần xây dựng nội dung trên cơ sở phù hợp với điều kiện pháp luật, tình hình thực tế, tránh tạo ra thủ tục hành chính rườm rà, gây cản trở sản xuất, làm tăng chi phí kiểm nghiệm, công bố sản phẩm; làm rõ và minh bạch hơn các quy định về quản lý nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát, tránh gây phiền hà cho người dân và các tổ chức.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh quy định về vấn đề chất thải chăn nuôi cần thể hiện tính chặt chẽ. Không chỉ chất thải từ vật nuôi mà chất thải từ vật nuôi bị chết hoặc chất thải từ việc giết mổ cũng cần được quản lý, tránh gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do không được xử lý, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Từ những ý kiến đóng góp của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cơ quan thẩm tra, soạn thảo, rà soát lại tất cả những vấn đề liên quan đến sự thống nhất của dự án Luật Chăn nuôi với hệ thống pháp luật, đảm bảo tính cụ thể, khả thi.
Cũng trong phiên họp sáng 10-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Khách quan, minh bạch và bảo đảm quyền lợi của các bên
Tại Phiên họp thứ 25 (ngày 13-7-2018), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến, thống nhất về 3 nội dung gồm: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; đối tượng kê khai tài sản, thu nhập và phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước. Nội dung về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57), do còn có nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan trình dự án và các cơ quan hữu quan tiếp tục cân nhắc, nghiên cứu để lựa chọn phương án tối ưu, có căn cứ, phù hợp với thực tiễn, báo cáo xin ý kiến các cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội thông qua.
Ngày 23-7-2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì làm việc với lãnh đạo các cơ quan hữu quan để thảo luận về phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc. Tại cuộc họp, các cơ quan tham dự đã thống nhất bổ sung thêm phương án xác lập quyền sở hữu của Nhà nước tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc theo thủ tục giải quyết vụ việc, vụ án dân sự tại Tòa án để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị và báo cáo Quốc hội.
Như vậy, hiện có 3 phương án được đề xuất về xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57). Phương án 1 là thu thuế thu nhập cá nhân. Phương án 2 là xử phạt hành chính đối với hành vi kê khai không trung thực, không minh bạch trong giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập. Phương án 3 là xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc theo thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, ưu điểm của phương án mới (phương án 3) là vừa thể hiện được thái độ mạnh mẽ của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc; giải quyết được những vướng mắc trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành; góp phần khuyến khích sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập. Đồng thời, để bảo đảm được tính khách quan, minh bạch và bảo đảm quyền lợi của các bên, việc phán quyết tính hợp lý của việc giải trình, xác lập sở hữu đối với tài sản, thu nhập tăng thêm phải do Tòa án quyết định thông qua thủ tục tố tụng dân sự, có tranh tụng, đối đáp công khai, có sự tham gia của luật sư, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, bảo đảm tính dân chủ, thận trọng, khách quan. Đây cũng là hình thức xử lý mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.
Ưu điểm nữa của phương án này là không phải sửa đổi pháp luật về dân sự và pháp luật về tố tụng dân sự. Về trách nhiệm chứng minh, phương án này không mâu thuẫn với quy định về trách nhiệm chứng minh trong tố tụng dân sự (đa số các trường hợp, nghĩa vụ chứng minh thuộc về người khởi kiện). Bởi vì Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành quy định người có nghĩa vụ kê khai phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và quy định này tiếp tục được kế thừa trong dự thảo Luật. Mặt khác, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập vẫn phải có trách nhiệm chứng minh tính không hợp lý trong việc giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai.
Như vậy, trong quá trình tranh tụng, Tòa án phán quyết về tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì tài sản, thu nhập tăng thêm đó thuộc sở hữu của Nhà nước.
Qua cân nhắc kỹ ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, Ủy ban Tư pháp và Cơ quan trình dự án thấy rằng phương án 2 (xử phạt hành chính) có nhiều yếu tố bất hợp lý nên đề nghị không lựa chọn. Đối với phương án 1 và phương án 3, các cơ quan đề nghị lựa chọn phương án 3 là xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thông qua thủ tục giải quyết tại Tòa án; bổ sung quy định để giải thích khái niệm “giải trình không hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm” tại khoản 9 Điều 3 của dự thảo Luật.
Tài sản do tham nhũng phải tịch thu 100%
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, dự thảo Luật cần thể hiện rõ ý: Chỉ sau khi toà án xem xét, đưa ra phán quyết mới xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, đây là dự án luật quan trọng, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, để giải quyết những vấn đề vướng mắc, bất cập của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành, đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa nghị quyết của Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Đối với việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không chứng minh được nguồn gốc còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình thảo luận đề nghị rút lại còn hai phương án gồm: Phương án 1 là giải quyết ra tòa án bằng tố tụng dân sự, coi tài sản thu nhập tăng thêm không giải trình được nguồn gốc phải qua tòa án để tòa phán quyết, theo trình tự tố tụng dân sự, có tranh tụng, luật sư. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu chứng cứ, Tòa sẽ phán quyết tài sản đó thuộc người có tài sản hay thuộc sở hữu Nhà nước. Phương án 2 là thu thuế, trong trường hợp phải đóng thuế mà trốn thuế sẽ xử lý hình sự.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định: “Dù chọn phương án nào, dự án luật phải thống nhất nguyên tắc là tài sản do tham nhũng mà có và có nguồn gốc tham nhũng phải tịch thu 100%. Luật phải đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng, nhưng bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của nước ta”./.
Theo báo cáo do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng trình bày tại phiên họp, các nhóm vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau gồm về giống và sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, chăn nuôi động vật hoang dã, chăn nuôi động vật cảnh và phúc lợi cho vật nuôi.
Góp ý vào dự án Luật, liên quan đến vấn đề nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt vấn đề Dự án Luật Chăn nuôi có quy định về việc yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Tuy nhiên, tại một số điều khác trong dự án Luật cũng có các quy định về công bố. Do đó, nhiều ý kiến băn khoăn về việc các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có cần tuân theo quy trình tại một số điều này hay không?
Ngoài ra, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ban Soạn thảo cần cân nhắc trong cách dùng từ, giải thích cụ thể khái niệm “Phúc lợi vật nuôi”, bởi đây là một khái niệm lạ, khiến nhiều người khó hiểu. Đồng thời, nhiều ý kiến cho rằng nội dung về “quyền vật nuôi” được thể hiện còn chưa đầy đủ, khái niệm “đối xử nhân đạo với vật nuôi” vẫn mang tính trừu tượng, chưa bao quát hết được vấn đề và đề nghị Ban soạn thảo tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để quy định phù hợp hơn.
Khẳng định đây là dự án Luật hết sức quan trọng, sẽ góp phần quyết định sự phát triển của ngành nông nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu rà soát lại về phạm vi điều chỉnh, đối tượng, chuỗi sản xuất khép kín từ giống, thức ăn, điều kiện chăn nuôi, chất thải, chế biến, kinh doanh thực phẩm chăn nuôi cho phù hợp điều kiện của Việt Nam, trong đó có xét tới yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng sản xuất sạch.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cần làm rõ và cụ thể hơn các chính sách, đồng thời có đánh giá tác động khi ban hành chính sách. Đặc biệt với những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, cần xây dựng nội dung trên cơ sở phù hợp với điều kiện pháp luật, tình hình thực tế, tránh tạo ra thủ tục hành chính rườm rà, gây cản trở sản xuất, làm tăng chi phí kiểm nghiệm, công bố sản phẩm; làm rõ và minh bạch hơn các quy định về quản lý nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát, tránh gây phiền hà cho người dân và các tổ chức.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh quy định về vấn đề chất thải chăn nuôi cần thể hiện tính chặt chẽ. Không chỉ chất thải từ vật nuôi mà chất thải từ vật nuôi bị chết hoặc chất thải từ việc giết mổ cũng cần được quản lý, tránh gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do không được xử lý, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Từ những ý kiến đóng góp của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cơ quan thẩm tra, soạn thảo, rà soát lại tất cả những vấn đề liên quan đến sự thống nhất của dự án Luật Chăn nuôi với hệ thống pháp luật, đảm bảo tính cụ thể, khả thi.
Cũng trong phiên họp sáng 10-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Khách quan, minh bạch và bảo đảm quyền lợi của các bên
Tại Phiên họp thứ 25 (ngày 13-7-2018), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến, thống nhất về 3 nội dung gồm: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; đối tượng kê khai tài sản, thu nhập và phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước. Nội dung về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57), do còn có nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan trình dự án và các cơ quan hữu quan tiếp tục cân nhắc, nghiên cứu để lựa chọn phương án tối ưu, có căn cứ, phù hợp với thực tiễn, báo cáo xin ý kiến các cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội thông qua.
Ngày 23-7-2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì làm việc với lãnh đạo các cơ quan hữu quan để thảo luận về phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc. Tại cuộc họp, các cơ quan tham dự đã thống nhất bổ sung thêm phương án xác lập quyền sở hữu của Nhà nước tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc theo thủ tục giải quyết vụ việc, vụ án dân sự tại Tòa án để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị và báo cáo Quốc hội.
Như vậy, hiện có 3 phương án được đề xuất về xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57). Phương án 1 là thu thuế thu nhập cá nhân. Phương án 2 là xử phạt hành chính đối với hành vi kê khai không trung thực, không minh bạch trong giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập. Phương án 3 là xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc theo thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, ưu điểm của phương án mới (phương án 3) là vừa thể hiện được thái độ mạnh mẽ của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc; giải quyết được những vướng mắc trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành; góp phần khuyến khích sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập. Đồng thời, để bảo đảm được tính khách quan, minh bạch và bảo đảm quyền lợi của các bên, việc phán quyết tính hợp lý của việc giải trình, xác lập sở hữu đối với tài sản, thu nhập tăng thêm phải do Tòa án quyết định thông qua thủ tục tố tụng dân sự, có tranh tụng, đối đáp công khai, có sự tham gia của luật sư, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, bảo đảm tính dân chủ, thận trọng, khách quan. Đây cũng là hình thức xử lý mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.
Ưu điểm nữa của phương án này là không phải sửa đổi pháp luật về dân sự và pháp luật về tố tụng dân sự. Về trách nhiệm chứng minh, phương án này không mâu thuẫn với quy định về trách nhiệm chứng minh trong tố tụng dân sự (đa số các trường hợp, nghĩa vụ chứng minh thuộc về người khởi kiện). Bởi vì Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành quy định người có nghĩa vụ kê khai phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và quy định này tiếp tục được kế thừa trong dự thảo Luật. Mặt khác, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập vẫn phải có trách nhiệm chứng minh tính không hợp lý trong việc giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai.
Như vậy, trong quá trình tranh tụng, Tòa án phán quyết về tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì tài sản, thu nhập tăng thêm đó thuộc sở hữu của Nhà nước.
Qua cân nhắc kỹ ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, Ủy ban Tư pháp và Cơ quan trình dự án thấy rằng phương án 2 (xử phạt hành chính) có nhiều yếu tố bất hợp lý nên đề nghị không lựa chọn. Đối với phương án 1 và phương án 3, các cơ quan đề nghị lựa chọn phương án 3 là xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thông qua thủ tục giải quyết tại Tòa án; bổ sung quy định để giải thích khái niệm “giải trình không hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm” tại khoản 9 Điều 3 của dự thảo Luật.
Tài sản do tham nhũng phải tịch thu 100%
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, dự thảo Luật cần thể hiện rõ ý: Chỉ sau khi toà án xem xét, đưa ra phán quyết mới xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, đây là dự án luật quan trọng, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, để giải quyết những vấn đề vướng mắc, bất cập của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành, đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa nghị quyết của Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Đối với việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không chứng minh được nguồn gốc còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình thảo luận đề nghị rút lại còn hai phương án gồm: Phương án 1 là giải quyết ra tòa án bằng tố tụng dân sự, coi tài sản thu nhập tăng thêm không giải trình được nguồn gốc phải qua tòa án để tòa phán quyết, theo trình tự tố tụng dân sự, có tranh tụng, luật sư. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu chứng cứ, Tòa sẽ phán quyết tài sản đó thuộc người có tài sản hay thuộc sở hữu Nhà nước. Phương án 2 là thu thuế, trong trường hợp phải đóng thuế mà trốn thuế sẽ xử lý hình sự.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định: “Dù chọn phương án nào, dự án luật phải thống nhất nguyên tắc là tài sản do tham nhũng mà có và có nguồn gốc tham nhũng phải tịch thu 100%. Luật phải đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng, nhưng bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của nước ta”./.
Kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam  (11/08/2018)
Kỳ họp thứ 7 Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021  (11/08/2018)
Campuchia khẳng định coi trọng mối quan hệ bền vững với Việt Nam  (11/08/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt đại biểu thiếu nhi tham dự Liên hoan Chỉ huy Đội giỏi toàn quốc lần thứ III, năm 2018  (11/08/2018)
Một năm hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam  (11/08/2018)
Hội nghị công tác Đảng ngoài nước năm 2018  (11/08/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên