Nhận định về thành công của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Trong khi chi tiết cuộc gặp thượng đỉnh không được công bố cho công chúng biết, các nhà thương lượng dường như muốn làm sáng tỏ một vấn đề có khả năng xóa tan sự hoài nghi liên quan tới các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa trong quá khứ: Biện pháp ngay tức thì nào cần được thực hiện để đảm bảo tiến trình phi hạt nhân hóa được thực thi một cách bền vững?
Để đánh giá một cuộc gặp thượng đỉnh là thành công, giới phân tích cho rằng lãnh đạo Mỹ-Triều cần đạt được tối thiểu một thỏa thuận mang tính “bước đầu” trong giai đoạn đầu của phi hạt nhân hóa.
Nhà khoa học chính trị cấp cao Michael Mazarr thuộc tập đoàn RAND (Mỹ) cho rằng một khởi đầu tốt sẽ là việc Triều Tiên nhất trí xóa bỏ một số cơ sở hạt nhân trong vòng 6 tháng tới, và giải trình đầy đủ về tất cả các nguyên liệu hạt nhân trong vòng vài tháng tới.
Theo ông Mazarr, cùng với đó, Triều Tiên cần tái khẳng định cam kết về phi hạt nhân hóa toàn diện trong một khoảng thời gian xác định, và duy trì cam kết không tiến hành thử tên lửa đạn đạo tầm xa và vũ khí hạt nhân.
Chuyên gia này nhận xét: “Câu hỏi đặt ra là mức độ chân thành của ông Kim Jong-un. Rủi ro lớn là khi nhà lãnh đạo Triều Tiên làm hỏng cuộc gặp với Tổng thống Trump, các quan chức Triều Tiên khác dường như lảng tránh, và khi phái đoàn Mỹ có cảm giác họ đang bị lợi dụng.”
Trong khi đó, giới phân tích tại Seoul cho rằng, nếu có “tiến triển hữu hình” trong vấn đề phi hạt nhân hóa, Washington cần trao cho Bình Nhưỡng các đảm bảo về mặt an ninh.
Một số chuyên gia lại bày tỏ quan ngại, kể cả khi Triều Tiên thỏa hiệp, Mỹ có thể miễn cưỡng trao đặc ân cho Bình Nhưỡng ngay lập tức, căn cứ vào lo ngại gia tăng ở Washington rằng ông Trump sẽ quá dễ dãi với Triều Tiên và rốt cuộc sẽ bị lợi dụng.
Ông Cho Seong-ryoul, chuyên gia tại Viện Chiến lược An ninh Quốc gia Hàn Quốc nhận định: “Tôi nghĩ Mỹ vẫn muốn Triều Tiên nhượng bộ các đòi hỏi của Mỹ trước.”
Giới chuyên gia Mỹ cho rằng các lệnh trừng phạt kinh tế sẽ không được dỡ bỏ ngay lập tức sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, bởi tiến trình này phụ thuộc vào sự chân thành của Bình Nhưỡng trong cam kết phi hạt nhân hóa./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-6-2018  (11/06/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-6-2018)  (11/06/2018)
Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu  (11/06/2018)
Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu  (11/06/2018)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam