Phó Thủ tướng Thường trực dự Hội nghị Tương lai châu Á và thăm Nhật Bản
Đây là lần đầu tiên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình tham dự hội nghị này trên cương vị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước đó, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã tham Hội nghị thường niên này được tổ chức tại Nhật Bản.
Hội nghị năm nay được tổ chức từ ngày 11 đến 12-6 với chủ đề “Duy trì châu Á cởi mở - Phương thức bảo đảm thịnh vượng và ổn định”.
Theo Ban Tổ chức, tham dự hội nghị có khoảng 500 đại biểu gồm lãnh đạo cấp cao các nước châu Á, giới học giả cùng đại diện các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản và quốc tế. Chủ đề thảo luận tại hội nghị dự kiến tập trung vào các vấn đề như chủ nghĩa toàn cầu hoá, phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi trong trật tự thế giới…
Tại hội nghị lần này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình sẽ có bài phát biểu quan trọng với một số nội dung lớn như: Quan điểm của Việt Nam về các yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á; các thách thức nổi lên của khu vực và giải pháp ứng phó; chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, chính sách tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong và ngoài nước; quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.
Nhân dịp tham dự hội nghị, dự kiến Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao một số nước như: Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, Phó Thủ tướng Singapore Tiêu Chí Hiền, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla.
Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản dịp này, dự kiến Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình sẽ có các cuộc hội kiến cấp cao với lãnh đạo Chính phủ Nhật Bản; hội kiến Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản; tiếp Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông, Bộ trưởng Tư pháp, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản và trả lời báo chí quốc tế…
Chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tướng Thường trực sẽ góp phần quan trọng vào quan hệ giữa hai nước trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đang tích cực tổ chức kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao (1973-2018).
Tháp tùng Phó Thủ tướng Thường trực chuyến thăm này có lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành có liên quan./.
Tổng thống Nga tuyên bố sẵn sàng đăng cai tổ chức Hội nghị G7  (10/06/2018)
Thủ tướng tiếp xúc song phương các nhà lãnh đạo dự Hội nghị G7 mở rộng  (10/06/2018)
Thị trường trong nước tiếp tục được duy trì ổn định trong tháng 5  (10/06/2018)
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un khi tới Singapore  (10/06/2018)
Củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam  (10/06/2018)
Hội nghị thượng đỉnh G7: Căng thẳng và kịch tính đến phút cuối  (10/06/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển