Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2018 tiếp tục xu thế tích cực
22:03, ngày 02-06-2018
TCCSĐT - Chiều 02-6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5-2018.
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã thông tin với các cơ quan báo chí về nội dung cơ bản của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2018 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cùng ngày 02-6.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận các nội dung: tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2018; việc giao kế hoạch đầu tư vốn từ một số nguồn thu; tình hình sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương và việc ủy quyền báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương hằng quý; báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và kết quả kiểm tra tháng 5 năm 2018 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ…
Về tình hình kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2018 ước tăng 0,55% so với tháng trước, bình quân 5 tháng đầu năm tăng 3,01% so với bình quân cùng kỳ. Thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thanh khoản tốt, mặt bằng lãi suất ổn định.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận các nội dung: tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2018; việc giao kế hoạch đầu tư vốn từ một số nguồn thu; tình hình sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương và việc ủy quyền báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương hằng quý; báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và kết quả kiểm tra tháng 5 năm 2018 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ…
Về tình hình kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2018 ước tăng 0,55% so với tháng trước, bình quân 5 tháng đầu năm tăng 3,01% so với bình quân cùng kỳ. Thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thanh khoản tốt, mặt bằng lãi suất ổn định.
Tính đến hết tháng 5-2018, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 549.074 tỷ đồng, bằng khoảng 41,6% dự toán, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng tăng khá, đạt 6,75 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,75 tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ...
Về tình hình sản xuất, kinh doanh: Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, ước đạt 93,1 tỷ USD (tăng 15,8% so với cùng kỳ). Cả nước xuất siêu khoảng 3,4 tỷ USD, chiếm gần 3,6% kim ngạch xuất khẩu.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5-2018 ước tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2017, tính chung 5 tháng đầu năm IIP ước tăng 9,7% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,6%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6%; khai khoáng giảm 2,2%.
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển tích cực. 5 tháng, có gần 53.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký bổ sung khoảng 1,4 triệu tỷ đồng.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng tăng khá, đạt 6,75 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,75 tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ...
Về tình hình sản xuất, kinh doanh: Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, ước đạt 93,1 tỷ USD (tăng 15,8% so với cùng kỳ). Cả nước xuất siêu khoảng 3,4 tỷ USD, chiếm gần 3,6% kim ngạch xuất khẩu.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5-2018 ước tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2017, tính chung 5 tháng đầu năm IIP ước tăng 9,7% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,6%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6%; khai khoáng giảm 2,2%.
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển tích cực. 5 tháng, có gần 53.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký bổ sung khoảng 1,4 triệu tỷ đồng.
Khách du lịch đạt trên 6,71 triệu lượt khách trong 5 tháng, tăng 27,6% so với cùng kỳ.
Đánh giá về những kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong tháng 5 và 5 tháng năm 2018, Thủ tướng cho đây là những kết quả đáng ghi nhận. Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao triển vọng của Việt Nam. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đạt 53,9 điểm, cao nhất trong khu vực ASEAN. Trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, Tổ chức đánh giá tín dụng Fitch dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2018, nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng, sản xuất tiếp tục khởi sắc và tiêu dùng cá nhân tăng mạnh. Fitch đánh giá Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trong số các nước có cùng mức xếp hạng “BB”.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn một số hạn chế và khó khăn thách thức, cần tập trung giải quyết như: tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn gặp khó khăn (tôm thẻ chân trắng giảm giá mạnh do cung vượt cầu; nhiều mặt hàng nông sản giá ở mức thấp phải giải cứu), hàng hóa chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch có rất nhiều rủi ro; Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; Vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm 50% thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh chưa được triển khai triệt để, nhiều bộ ngành chưa quyết liệt.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, các cấp, các ngành triển khai nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết 01, 19, 35 và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ. Tinh thần là phải quyết liệt vào việc, quyết tâm hành động, nói đi đôi với làm, tăng cường kỷ luật kỷ cương; xử lý các vấn đề đặt ra, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trên mọi mặt.
Tiếp tục bám sát và triển khai các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP, đồng thời lưu tâm tới một số yếu tố như bối cảnh kinh tế thế giới, xung đột thương mại giữa các nước, biện pháp bảo hộ thương mại của các đối tác lớn, diễn biến điều chỉnh lãi suất của Mỹ, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ tại các nước trên thế giới, diễn biến giá dầu thế giới,...
Trong đó, mục tiêu tăng trưởng có thể đạt được nhưng vẫn phải bảo đảm giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Chúng ta không được chủ quan, cần phải nỗ lực quyết tâm cao, cùng với những giải pháp đã đề ra, phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 6,7% nhưng phải bảo đảm kiểm soát lạm phát. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu điều hành để làm sao lạm phát dưới 4% phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương.
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng tích cực, cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng năng suất lao động, cải cách thể chế, cải cách doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước), phát triển doanh nghiệp tư nhân, khởi nghiệp, cơ cấu lại nợ công... tiếp tục phấn đấu để đến năm 2020 có ít nhất một triệu doanh nghiệp như Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII đã đề ra.
Tiếp tục triển khai các giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công, tài chính-ngân sách; tín dụng-tiền tệ; nông nghiệp và nông thôn; xây dựng; giao thông vận tải; dịch vụ, du lịch; văn hóa, xã hội, môi trường, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; cải cách hành chính; quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chủ động xử lý các vấn đề xã hội bức xúc như đã nêu.
Về vấn đề tăng giá điện, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Tài chính, Bộ Công Thương không tăng giá điện trong năm nay, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục nếu điều kiện cho phép, vào thời điểm phù hợp. Cùng với đó, điều tiết lượng cung tiền và chính sách tài khóa phù hợp, không để gây sức ép tăng giá lớn./.
Đánh giá về những kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong tháng 5 và 5 tháng năm 2018, Thủ tướng cho đây là những kết quả đáng ghi nhận. Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao triển vọng của Việt Nam. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đạt 53,9 điểm, cao nhất trong khu vực ASEAN. Trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, Tổ chức đánh giá tín dụng Fitch dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2018, nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng, sản xuất tiếp tục khởi sắc và tiêu dùng cá nhân tăng mạnh. Fitch đánh giá Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trong số các nước có cùng mức xếp hạng “BB”.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn một số hạn chế và khó khăn thách thức, cần tập trung giải quyết như: tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn gặp khó khăn (tôm thẻ chân trắng giảm giá mạnh do cung vượt cầu; nhiều mặt hàng nông sản giá ở mức thấp phải giải cứu), hàng hóa chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch có rất nhiều rủi ro; Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; Vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm 50% thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh chưa được triển khai triệt để, nhiều bộ ngành chưa quyết liệt.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, các cấp, các ngành triển khai nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết 01, 19, 35 và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ. Tinh thần là phải quyết liệt vào việc, quyết tâm hành động, nói đi đôi với làm, tăng cường kỷ luật kỷ cương; xử lý các vấn đề đặt ra, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trên mọi mặt.
Tiếp tục bám sát và triển khai các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP, đồng thời lưu tâm tới một số yếu tố như bối cảnh kinh tế thế giới, xung đột thương mại giữa các nước, biện pháp bảo hộ thương mại của các đối tác lớn, diễn biến điều chỉnh lãi suất của Mỹ, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ tại các nước trên thế giới, diễn biến giá dầu thế giới,...
Trong đó, mục tiêu tăng trưởng có thể đạt được nhưng vẫn phải bảo đảm giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Chúng ta không được chủ quan, cần phải nỗ lực quyết tâm cao, cùng với những giải pháp đã đề ra, phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 6,7% nhưng phải bảo đảm kiểm soát lạm phát. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu điều hành để làm sao lạm phát dưới 4% phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương.
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng tích cực, cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy tăng năng suất lao động, cải cách thể chế, cải cách doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước), phát triển doanh nghiệp tư nhân, khởi nghiệp, cơ cấu lại nợ công... tiếp tục phấn đấu để đến năm 2020 có ít nhất một triệu doanh nghiệp như Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII đã đề ra.
Tiếp tục triển khai các giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công, tài chính-ngân sách; tín dụng-tiền tệ; nông nghiệp và nông thôn; xây dựng; giao thông vận tải; dịch vụ, du lịch; văn hóa, xã hội, môi trường, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; cải cách hành chính; quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chủ động xử lý các vấn đề xã hội bức xúc như đã nêu.
Về vấn đề tăng giá điện, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Tài chính, Bộ Công Thương không tăng giá điện trong năm nay, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục nếu điều kiện cho phép, vào thời điểm phù hợp. Cùng với đó, điều tiết lượng cung tiền và chính sách tài khóa phù hợp, không để gây sức ép tăng giá lớn./.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận về vụ Mobifone mua AVG  (02/06/2018)
Có một không khí thi đua để tăng trưởng  (02/06/2018)
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội thăm, tặng quà học sinh Lạng Sơn  (02/06/2018)
Đối thoại Shangri-La 2018: Việt Nam khẳng định tự chủ và hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng cho hòa bình và phát triển  (02/06/2018)
Chủ tịch nước gặp mặt cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản  (02/06/2018)
Trao giải Cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ II  (02/06/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên