Quan hệ Anh - EU27 thời hậu Brexit
22:26, ngày 07-03-2018
TCCSĐT - Ngày 31-01-2018, Thủ tướng Anh Theresa May đã đến thăm Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với quốc gia đứng thứ 2 thế giới trước khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, Trưởng đoàn đàm phán của EU 27 về Brexit, ông Michel Barnier, khẳng định thỏa thuận rút khỏi EU của Anh cần phải được chuẩn bị sẵn sàng để Anh chính thức rời khỏi EU vào tháng 3-2019.
Từ bàn thảo về mối quan hệ…
Theo ông Michel Barnier, Anh sẽ tôn trọng toàn bộ nghĩa vụ tài chính với EU, như một phần trong “hóa đơn thanh toán”, tuy nhiên thời điểm và số tiền phải thanh toán không liên quan đến việc Anh còn là thành viên EU hay không. Ông Barnier cho biết, hiện chưa thể đưa ra khoản tiền chính xác mà Anh sẽ phải chi trả cho EU sau khi rời khỏi Khối bởi các con số này có thể thay đổi trong tương lai.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng Thủ tướng Anh Theresa May, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, các cuộc đàm phán Brexit đã đạt được những “tiến bộ đầy đủ” để mở ra giai đoạn 2 đàm phán về tương lai quan hệ thương mại với nước Anh. Về phần mình Thủ tướng Anh Theresa May nói: “Tôi trông đợi cuộc họp của Hội đồng châu Âu, tôi hy vọng và chờ đợi, Anh và 27 nước thành viên EU xác nhận một thỏa thuận mà phải rất vất vả chúng ta mới đạt được nhằm mang lại lợi ích cho các bên”.
Thông tin trên ngay lập tức đã nhận được phản hồi tích cực của dư luận Anh và châu Âu. Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney nhận định, đây là một kết quả tốt cho các bên về vấn đề biên giới Ireland khi thỏa thuận đã đảm bảo rằng sẽ không có “đường biên giới cứng” với Ireland sau khi Anh rời EU.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố, Liên minh châu Âu đã sẵn sàng khởi động một giai đoạn chuyển tiếp với Anh sau khi Anh rời “ngôi nhà chung” và mong muốn Anh cần phải tôn trọng luật pháp châu Âu trong giai đoạn chuyển tiếp cũng như tôn trọng các cam kết ngân sách với EU. Ông Donald Tusk nói: “Chúng ta đều biết rằng, chia tay là rất khó khăn song chia tay để xây dựng một mối quan hệ mới còn khó khăn hơn nhiều. Kể từ cuộc trưng cầu ý dân Brexit, hơn 1 năm rưỡi đã qua, chúng ta đã dành nhiều thời gian để thực hiện những phần việc dễ dàng. Và giờ đã đến lúc để đàm phán về một giai đoạn chuyển tiếp, chính là nền móng cho mối quan hệ Anh và EU trong tương lai”.
Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho biết, thỏa thuận “ly hôn” này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Anh. Ông Hammond kêu gọi Anh và EU nhanh chóng tiến tới một thỏa thuận thương mại hỗ trợ việc làm và sự thịnh vượng chung.
Trước đó, ngày 11-9 với 326 phiếu thuận và 290 phiếu chống, Quốc hội Anh đã phê chuẩn Dự luật rút khỏi EU chấm dứt tư cách thành viên của Anh trong Liên minh này. Đây là một động thái rất quan trọng đối với chiến lược rút khỏi EU của Chính phủ Anh do bà Theresa May lãnh đạo, bất chấp sự phản đối của Công đảng đối lập.
Dự luật sẽ cho phép chính phủ sửa đổi 12.000 quy định và luật của EU để bảo đảm chúng hoạt động hiệu quả và phù hợp với lợi ích, luật pháp Anh. Tuy nhiên, dự luật hiện vấp phải một số chỉ trích từ Công đảng cho rằng Quốc hội trao quá nhiều quyền lực cho các bộ trưởng có thể kéo theo nhiều thay đổi lớn trong tiến trình đàm phán với EU.
Viện chính sách của châu Âu Bruegel đã đề xuất 4 mô hình cho mối quan hệ mới để các nhà đàm phán lựa chọn: (1) Mô hình không gian Kinh tế châu Âu (EEE); (2) Mô hình song phương và tự do đi lại; (3) Mô hình Kinh tế và Thương mại Toàn diện (CETA); (4) Mô hình Đối tác lục địa. Trong đó, mô hình 4 hứa hẹn mở ra những lĩnh vực hợp tác về thị trường chung, an ninh, đối ngoại và quốc phòng.
Đến tháo gỡ những rào cản…
Về phía Anh, sau khi Quốc hội Anh thông qua dự luật rút khỏi EU, Thủ tướng Anh May tiếp tục giành thắng lợi khác tại Hạ viện. Các nghị sĩ Anh đã bỏ phiếu ủng hộ một đề xuất nhằm bảo đảm chính phủ của đảng Bảo thủ nắm đa số vị trí trong các ủy ban soạn thảo luật quan trọng, giúp chính phủ Anh đẩy nhanh tiến trình Brexit.
Giới phân tích cho rằng, tuy Chính phủ của bà May đã giành được thuận lợi do Quốc hội đã thông qua Dự luật về Brexit, nhưng rào cản vẫn còn lớn không chỉ sức ép từ trong nước, mà từ quan điểm của cả hai bên đàm phán như nội dung, trình tự, mô hình và nhất là lợi ích…
EU đã đề nghị Anh thực hiện “một giai đoạn chuyển tiếp giữ nguyên hiện trạng” cho đến cuối năm 2020. Theo đó, 3 triệu công dân EU vẫn đủ điều kiện để hưởng các quyền hiện nay cho đến mốc thời gian vừa nêu.
Bà May lại cho rằng, công dân EU tới nước Anh sau tháng 3-2019 sẽ được đối đãi theo cách khác. “Những người đến Anh khi chúng tôi còn là thành viên của EU đã có những kỳ vọng nhất định… Tôi chắc chắn có sự khác biệt giữa những người đến nước Anh trước và sau khi chúng tôi không còn là thành viên của EU nữa”. Các quy định cho người mới nhập cư là công dân EU có thể bao gồm: Giấy phép lao động bắt buộc, yêu cầu đăng ký khi đến và những hạn chế về tiếp cận phúc lợi. Song các quy định này sẽ không được áp dụng đối với công dân EU tới Anh trước khi nước này rời EU.
Ông Philippe Lamberts, nghị sĩ của châu Âu, người tham gia giải quyết Brexit, cho biết: “Quyền công dân sẽ là một vấn đề đàm phán và chúng tôi muốn giữ vững lập trường rằng điều khoản mới chỉ có hiệu lực sau khi giai đoạn chuyển tiếp chấm dứt”. Bất đồng nêu trên sẽ là một trở ngại mà Anh và EU cần giải quyết để đạt được thỏa thuận chuyển tiếp. Được biết, thỏa thuận này sẽ cho hai bên thời gian để chuẩn bị ứng phó với những tác động sâu xa của việc chấm dứt mối quan hệ kéo dài 46 năm qua.
Và tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài
Ngày 31-01-2018, Thủ tướng Anh Theresa May đã đến thăm Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với quốc gia đứng thứ 2 thế giới trước khi Anh rút khỏi EU vào năm tới. Thủ tướng Anh đã có chuyến công du 03 ngày tại thành phố công nghiệp miền Trung Vũ Hán (Trung Quốc), trước khi đến Bắc Kinh. Tháp tùng Thủ tướng Anh là một phái đoàn hùng hậu gồm 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang mong muốn mở rộng kinh doanh với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Thủ tướng Anh nói: Bà rất mong chuyến đi sẽ đặt nền móng cho “thời đại vàng son” giữa London và Bắc Kinh, một thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2015 trước chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Anh.
Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng nước Anh sẽ ủng hộ sáng kiến “Vành đai, Con đường” của ông. Đây là dự án trị giá nhiều tỷ USD nhằm khôi phục tuyến giao thương “Con đường tơ lụa” thời cổ đại, nối liền châu Á với châu Âu.
Thủ tướng Anh trong quá khứ đã tỏ ra thận trọng với những đầu tư đến từ Trung Quốc. Vào năm 2016, tạm hoãn phê duyệt nhà máy điện hạt nhân do Trung Quốc tài trợ ở miền Tây Nam nước Anh. Bà cũng tỏ ra thận trọng về Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, khi nói rằng, trong dự án này có nhiều hứa hẹn, nhưng điều quan trọng là phải đáp ứng “các tiêu chuẩn quốc tế”.
Như vậy, những tiến bộ trong đàm phán Brexit giữa Anh và EU đã dẫn đến việc chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn xây dựng mối quan hệ 2 bên thời hậu Brexit, mà nội dung chủ yếu là tìm ra mô hình có lợi nhất cho tất cả các bên. Tuy nhiên, mô hình nào được chọn vẫn sẽ trải qua các cuộc thương thảo cam go, và các bên đều có các biện pháp bổ sung từ việc hướng về thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước phía Đông, nhất là Trung Quốc - quốc gia khổng lồ đứng thứ hai thế giới về kinh tế./.
Theo ông Michel Barnier, Anh sẽ tôn trọng toàn bộ nghĩa vụ tài chính với EU, như một phần trong “hóa đơn thanh toán”, tuy nhiên thời điểm và số tiền phải thanh toán không liên quan đến việc Anh còn là thành viên EU hay không. Ông Barnier cho biết, hiện chưa thể đưa ra khoản tiền chính xác mà Anh sẽ phải chi trả cho EU sau khi rời khỏi Khối bởi các con số này có thể thay đổi trong tương lai.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng Thủ tướng Anh Theresa May, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, các cuộc đàm phán Brexit đã đạt được những “tiến bộ đầy đủ” để mở ra giai đoạn 2 đàm phán về tương lai quan hệ thương mại với nước Anh. Về phần mình Thủ tướng Anh Theresa May nói: “Tôi trông đợi cuộc họp của Hội đồng châu Âu, tôi hy vọng và chờ đợi, Anh và 27 nước thành viên EU xác nhận một thỏa thuận mà phải rất vất vả chúng ta mới đạt được nhằm mang lại lợi ích cho các bên”.
Thông tin trên ngay lập tức đã nhận được phản hồi tích cực của dư luận Anh và châu Âu. Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney nhận định, đây là một kết quả tốt cho các bên về vấn đề biên giới Ireland khi thỏa thuận đã đảm bảo rằng sẽ không có “đường biên giới cứng” với Ireland sau khi Anh rời EU.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố, Liên minh châu Âu đã sẵn sàng khởi động một giai đoạn chuyển tiếp với Anh sau khi Anh rời “ngôi nhà chung” và mong muốn Anh cần phải tôn trọng luật pháp châu Âu trong giai đoạn chuyển tiếp cũng như tôn trọng các cam kết ngân sách với EU. Ông Donald Tusk nói: “Chúng ta đều biết rằng, chia tay là rất khó khăn song chia tay để xây dựng một mối quan hệ mới còn khó khăn hơn nhiều. Kể từ cuộc trưng cầu ý dân Brexit, hơn 1 năm rưỡi đã qua, chúng ta đã dành nhiều thời gian để thực hiện những phần việc dễ dàng. Và giờ đã đến lúc để đàm phán về một giai đoạn chuyển tiếp, chính là nền móng cho mối quan hệ Anh và EU trong tương lai”.
Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho biết, thỏa thuận “ly hôn” này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Anh. Ông Hammond kêu gọi Anh và EU nhanh chóng tiến tới một thỏa thuận thương mại hỗ trợ việc làm và sự thịnh vượng chung.
Trước đó, ngày 11-9 với 326 phiếu thuận và 290 phiếu chống, Quốc hội Anh đã phê chuẩn Dự luật rút khỏi EU chấm dứt tư cách thành viên của Anh trong Liên minh này. Đây là một động thái rất quan trọng đối với chiến lược rút khỏi EU của Chính phủ Anh do bà Theresa May lãnh đạo, bất chấp sự phản đối của Công đảng đối lập.
Dự luật sẽ cho phép chính phủ sửa đổi 12.000 quy định và luật của EU để bảo đảm chúng hoạt động hiệu quả và phù hợp với lợi ích, luật pháp Anh. Tuy nhiên, dự luật hiện vấp phải một số chỉ trích từ Công đảng cho rằng Quốc hội trao quá nhiều quyền lực cho các bộ trưởng có thể kéo theo nhiều thay đổi lớn trong tiến trình đàm phán với EU.
Viện chính sách của châu Âu Bruegel đã đề xuất 4 mô hình cho mối quan hệ mới để các nhà đàm phán lựa chọn: (1) Mô hình không gian Kinh tế châu Âu (EEE); (2) Mô hình song phương và tự do đi lại; (3) Mô hình Kinh tế và Thương mại Toàn diện (CETA); (4) Mô hình Đối tác lục địa. Trong đó, mô hình 4 hứa hẹn mở ra những lĩnh vực hợp tác về thị trường chung, an ninh, đối ngoại và quốc phòng.
Đến tháo gỡ những rào cản…
Về phía Anh, sau khi Quốc hội Anh thông qua dự luật rút khỏi EU, Thủ tướng Anh May tiếp tục giành thắng lợi khác tại Hạ viện. Các nghị sĩ Anh đã bỏ phiếu ủng hộ một đề xuất nhằm bảo đảm chính phủ của đảng Bảo thủ nắm đa số vị trí trong các ủy ban soạn thảo luật quan trọng, giúp chính phủ Anh đẩy nhanh tiến trình Brexit.
Giới phân tích cho rằng, tuy Chính phủ của bà May đã giành được thuận lợi do Quốc hội đã thông qua Dự luật về Brexit, nhưng rào cản vẫn còn lớn không chỉ sức ép từ trong nước, mà từ quan điểm của cả hai bên đàm phán như nội dung, trình tự, mô hình và nhất là lợi ích…
EU đã đề nghị Anh thực hiện “một giai đoạn chuyển tiếp giữ nguyên hiện trạng” cho đến cuối năm 2020. Theo đó, 3 triệu công dân EU vẫn đủ điều kiện để hưởng các quyền hiện nay cho đến mốc thời gian vừa nêu.
Bà May lại cho rằng, công dân EU tới nước Anh sau tháng 3-2019 sẽ được đối đãi theo cách khác. “Những người đến Anh khi chúng tôi còn là thành viên của EU đã có những kỳ vọng nhất định… Tôi chắc chắn có sự khác biệt giữa những người đến nước Anh trước và sau khi chúng tôi không còn là thành viên của EU nữa”. Các quy định cho người mới nhập cư là công dân EU có thể bao gồm: Giấy phép lao động bắt buộc, yêu cầu đăng ký khi đến và những hạn chế về tiếp cận phúc lợi. Song các quy định này sẽ không được áp dụng đối với công dân EU tới Anh trước khi nước này rời EU.
Ông Philippe Lamberts, nghị sĩ của châu Âu, người tham gia giải quyết Brexit, cho biết: “Quyền công dân sẽ là một vấn đề đàm phán và chúng tôi muốn giữ vững lập trường rằng điều khoản mới chỉ có hiệu lực sau khi giai đoạn chuyển tiếp chấm dứt”. Bất đồng nêu trên sẽ là một trở ngại mà Anh và EU cần giải quyết để đạt được thỏa thuận chuyển tiếp. Được biết, thỏa thuận này sẽ cho hai bên thời gian để chuẩn bị ứng phó với những tác động sâu xa của việc chấm dứt mối quan hệ kéo dài 46 năm qua.
Và tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài
Ngày 31-01-2018, Thủ tướng Anh Theresa May đã đến thăm Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với quốc gia đứng thứ 2 thế giới trước khi Anh rút khỏi EU vào năm tới. Thủ tướng Anh đã có chuyến công du 03 ngày tại thành phố công nghiệp miền Trung Vũ Hán (Trung Quốc), trước khi đến Bắc Kinh. Tháp tùng Thủ tướng Anh là một phái đoàn hùng hậu gồm 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang mong muốn mở rộng kinh doanh với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Thủ tướng Anh nói: Bà rất mong chuyến đi sẽ đặt nền móng cho “thời đại vàng son” giữa London và Bắc Kinh, một thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2015 trước chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Anh.
Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng nước Anh sẽ ủng hộ sáng kiến “Vành đai, Con đường” của ông. Đây là dự án trị giá nhiều tỷ USD nhằm khôi phục tuyến giao thương “Con đường tơ lụa” thời cổ đại, nối liền châu Á với châu Âu.
Thủ tướng Anh trong quá khứ đã tỏ ra thận trọng với những đầu tư đến từ Trung Quốc. Vào năm 2016, tạm hoãn phê duyệt nhà máy điện hạt nhân do Trung Quốc tài trợ ở miền Tây Nam nước Anh. Bà cũng tỏ ra thận trọng về Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, khi nói rằng, trong dự án này có nhiều hứa hẹn, nhưng điều quan trọng là phải đáp ứng “các tiêu chuẩn quốc tế”.
Như vậy, những tiến bộ trong đàm phán Brexit giữa Anh và EU đã dẫn đến việc chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn xây dựng mối quan hệ 2 bên thời hậu Brexit, mà nội dung chủ yếu là tìm ra mô hình có lợi nhất cho tất cả các bên. Tuy nhiên, mô hình nào được chọn vẫn sẽ trải qua các cuộc thương thảo cam go, và các bên đều có các biện pháp bổ sung từ việc hướng về thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước phía Đông, nhất là Trung Quốc - quốc gia khổng lồ đứng thứ hai thế giới về kinh tế./.
Phát triển toàn diện trẻ em  (07/03/2018)
Ấn Độ và Bangladesh cùng nhất trí cao với Việt Nam về nhiều vấn đề  (06/03/2018)
Hai nữ phó giáo sư giành giải thưởng Kovalevskaia 2017  (06/03/2018)
Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Ấn Độ và Bangladesh  (06/03/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm