Việt Nam hội nhập, năng động đổi mới, phát triển toàn diện
21:38, ngày 07-11-2017
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017 (Vietnam Business Summit 2017) đã khai mạc sáng 07-11-2017 tại Đà Nẵng. Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và có bài phát biểu trước 2.000 doanh nghiệp uy tín hàng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quốc tế cùng dự sự kiện.
Tạp chí Cộng sản điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017:
Tạp chí Cộng sản điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017:
Thưa bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế Giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương,
Thưa ngài Philipp Rosler, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới,
Thưa các vị Đại sứ, Trưởng các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt Nam,
Thưa các vị chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và quốc tế,
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Quý vị và các bạn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam được tổ chức nhân dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và xin gửi tới các vị khách quý, quý vị đại biểu, đại diện các tổ chức và doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư trong nước và quốc tế lời thăm hỏi thân thiết.
Cùng với nhiều sự kiện của Hội nghị APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng và Đô thị cổ Hội An, vốn là thương cảng sôi động từ đầu thế kỷ 17 bởi các đội tàu buôn của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu; đặt nền móng cho phát triển giao thương hàng trăm năm nay. Đến nay, Việt Nam vẫn đang nỗ lực hoàn thiện mình để tiếp tục là "đối tác kinh doanh tin cậy", đầy triển vọng trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và của các quốc gia. Theo AmCham Singapore tháng 9-2017, có 56% doanh nghiệp được khảo sát đã coi Việt Nam là đối tác thương mại tốt nhất.
Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) đã chỉ ra rằng quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam trong 30 năm qua có ý nghĩa rất to lớn. Với việc thực hiện các cải tổ kinh tế sâu rộng đã được chuyển hóa thành tốc độ tăng GDP cao, đạt bình quân gần 7%/năm, mức thu nhập của người dân cũng được nâng cao. Năm 2017 dự kiến GDP tăng 6,7% và phấn đấu trong 2016-2020 tăng 6,5-7%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 của Việt Nam tăng lên khoảng 2.300 USD (tính theo PPP là khoảng 6.800 USD).
Theo "Báo cáo 2035" (2016) của WB, hiện có khoảng 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu, dự kiến đến 2035 sẽ có 50% dân số gia nhập tầng lớp trung lưu. Điều này làm gia tăng nhu cầu của nền kinh tế, nhiều việc làm tốt hơn được tạo ra không chỉ đối với trong nước mà Việt Nam còn từng bước tham gia vào các chuỗi cung ứng, các mạng sản xuất trong khu vực APEC và thế giới. Thu nhập tăng nhanh khiến ngày càng có nhiều người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu, từ đó làm thay đổi cấu trúc tiêu dùng của nền kinh tế, mở ra các cơ hội cho nhà đầu tư biết nắm lấy cơ hội, đón đầu xu thế thay đổi đó.
Việt Nam đã cho thấy sự năng động của mình thông qua việc tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại toàn cầu. Việt Nam đã ký kết, tham gia 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 4 FTA mới, trong đó có 18 đối tác thuộc các nền kinh tế APEC.
Sau 10 năm gia nhập WTO, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 của Việt Nam đã tăng 4 lần, đạt trên 400 tỷ USD, tương đương 170% GDP. Chúng tôi đã nỗ lực cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, kinh doanh. Đến nay đã có hơn 24.200 dự án đầu tư trực tiếp FDI đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 310 tỷ USD, tương đương 155% GDP. Trong đó, riêng vốn đầu tư FDI từ các nền kinh tế APEC vào Việt Nam đạt gần 250 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 thập niên qua. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu của các nền kinh tế APEC đã lựa chọn Việt Nam để phát triển trung tâm sản xuất khu vực và kết nối trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo các Tổ chức quốc tế uy tín và nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh (GCI) 2017-2018 của Việt Nam tăng 20 bậc trong 5 năm qua, đứng thứ 55/137 nước, trong đó quy mô thị trường xếp thứ 31/137 nước.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) công bố 31-10-2017, xếp hạng 2018 về môi trường kinh doanh (DB) của Việt Nam là 68/190 quốc gia, tăng 14 bậc so với năm trước (thuộc ASEAN-5). Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tháng 5-2017, đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 (GII 2017), Việt Nam đã tăng hạng lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc).
Thưa Quý vị,
Với quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người, cấu trúc dân số trẻ với gần 60% người dân dưới 35 tuổi, thu nhập tăng nhanh, đặc biệt là tầng lớp trung lưu mới nổi. Bình quân giai đoạn 10 năm 2007-2016, chi tiêu cuối cùng của khu vực hộ gia đình chiếm 67,3% GDP và đạt mức tăng khoảng 16%/năm. Tiêu dùng trong nước đã trở thành một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam bên cạnh khu vực xuất khẩu. Thu nhập tăng đã làm cho Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là các nhãn hàng nổi tiếng nước ngoài. Các sản phẩm điện thoại thông minh của Apple, Samsung, LG và Sony rất được người Việt Nam ưa chuộng, bên cạnh đó, những thương hiệu như Huawei và Oppo (của Trung Quốc) vốn có mẫu mã và nhiều tính năng không thua kém cũng được giới trẻ lựa chọn.
Việt Nam có khoảng 52 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, đứng thứ 5 ở châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối Internet, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Việt Nam cũng là nước kết nối di động cao với khoảng 55% người Việt sử dụng điện thoại thông minh. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ là quốc gia trong nhóm đứng đầu khu vực về số người sử dụng điện thoại di động. Đây vừa là một nền tảng quan trọng vừa là cơ hội lớn để giúp các nhà đầu tư tiềm năng dễ dàng kết nối các sản phẩm, dịch vụ của mình đến lượng khách hàng tiềm năng lớn của Việt Nam.
Thưa Quý vị,
Những kết quả mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay chính là nguồn động lực quan trọng để Việt Nam tự tin, vững bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Chúng tôi quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì ổn định vĩ mô vững chắc, cải cách thể chế, chính sách pháp luật, phát triển bền vững, chú trọng tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân.
Tôi nhấn mạnh một số định hướng lớn sau đây:
Thứ nhất, tập trung vào cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật, thúc đẩy pháp quyền, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng tăng trưởng bền vững, bảo đảm các thăng tiến xã hội không ngừng, kéo tầng lớp dân cư thu nhập thấp tiến lên hội tụ với nhóm thu nhập trung bình và khá. Khát vọng vươn lên làm giầu chính là chìa khóa để duy trì sự chuyển động của một vòng xoay tích cực thúc đẩy lẫn nhau giữa sự gia tăng tầng lớp trung lưu và tăng trưởng kinh tế.
Chú trọng tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp kết nối thành thị với nông thôn, miền núi, vùng xa khó khăn. Việt Nam chú trọng phát triển hệ thống y tế và giáo dục, nỗ lực giảm chênh lệch về thu nhập dân cư, đồng thời cải thiện mạng lưới an sinh xã hội nhằm bảo vệ tầng lớp người dân yếu thế dễ bị tổn thương trước các cú sốc tiêu cực.
Thứ hai, phát triển nền kinh tế khởi nghiệp, sáng tạo thông qua các cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để vun đắp, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp. Việt Nam cam kết bảo hộ các ý tưởng sáng tạo, phát kiến mới trong khởi nghiệp và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Luật Sở hữu trí tuệ cũng như trong khuôn khổ các FTAs mà Việt Nam tham gia. Tính năng động trong kinh tế, chính sách mở về Internet và sự thuận lợi về kinh doanh đang tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các nhà khởi nghiệp ở Việt Nam. Chúng tôi mời gọi sự tham gia của nhiều nhà đầu tư và mong muốn có thêm nhiều quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm hơn nữa hoạt động ở Việt Nam để cùng hòa vào làn sóng khởi nghiệp đang rất hứng khởi ở Việt Nam.
Thứ ba, thực hiện cải cách thuế theo hướng gia tăng cạnh tranh cho nền kinh tế, hướng đến các chuẩn mực minh bạch, công bằng và hiệu quả theo tiêu chuẩn cao của OECD. Hiện tại thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam chỉ 20% và dự kiến sẽ giảm còn 15-17% theo lộ trình cải cách thuế sắp tới để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài thuế suất cạnh tranh, Việt Nam còn áp dụng nhiều quy định ưu đãi miễn, giảm thuế dành cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo nhiều việc làm...
Thưa Quý vị,
Trong tầm nhìn thập niên tới, Việt Nam sẽ hướng đến một nền kinh tế năng động dựa trên nền tảng sáng tạo. Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam hôm nay, với 6 phiên hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực: nông nghiệp; tài chính; giáo dục - y tế; cơ sở hạ tầng; đặc khu kinh tế; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam và chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác hướng tới chủ đề APEC 2017: “tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” của châu Á - Thái Bình Dương vì hoàn bình, ổn định, gắn kết, phát triển năng động và thịnh vượng.
Chúc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thưa ngài Philipp Rosler, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới,
Thưa các vị Đại sứ, Trưởng các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt Nam,
Thưa các vị chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và quốc tế,
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Quý vị và các bạn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam được tổ chức nhân dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 và xin gửi tới các vị khách quý, quý vị đại biểu, đại diện các tổ chức và doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư trong nước và quốc tế lời thăm hỏi thân thiết.
Cùng với nhiều sự kiện của Hội nghị APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng và Đô thị cổ Hội An, vốn là thương cảng sôi động từ đầu thế kỷ 17 bởi các đội tàu buôn của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu; đặt nền móng cho phát triển giao thương hàng trăm năm nay. Đến nay, Việt Nam vẫn đang nỗ lực hoàn thiện mình để tiếp tục là "đối tác kinh doanh tin cậy", đầy triển vọng trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế và của các quốc gia. Theo AmCham Singapore tháng 9-2017, có 56% doanh nghiệp được khảo sát đã coi Việt Nam là đối tác thương mại tốt nhất.
Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) đã chỉ ra rằng quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam trong 30 năm qua có ý nghĩa rất to lớn. Với việc thực hiện các cải tổ kinh tế sâu rộng đã được chuyển hóa thành tốc độ tăng GDP cao, đạt bình quân gần 7%/năm, mức thu nhập của người dân cũng được nâng cao. Năm 2017 dự kiến GDP tăng 6,7% và phấn đấu trong 2016-2020 tăng 6,5-7%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 của Việt Nam tăng lên khoảng 2.300 USD (tính theo PPP là khoảng 6.800 USD).
Theo "Báo cáo 2035" (2016) của WB, hiện có khoảng 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu, dự kiến đến 2035 sẽ có 50% dân số gia nhập tầng lớp trung lưu. Điều này làm gia tăng nhu cầu của nền kinh tế, nhiều việc làm tốt hơn được tạo ra không chỉ đối với trong nước mà Việt Nam còn từng bước tham gia vào các chuỗi cung ứng, các mạng sản xuất trong khu vực APEC và thế giới. Thu nhập tăng nhanh khiến ngày càng có nhiều người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu, từ đó làm thay đổi cấu trúc tiêu dùng của nền kinh tế, mở ra các cơ hội cho nhà đầu tư biết nắm lấy cơ hội, đón đầu xu thế thay đổi đó.
Việt Nam đã cho thấy sự năng động của mình thông qua việc tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại toàn cầu. Việt Nam đã ký kết, tham gia 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 4 FTA mới, trong đó có 18 đối tác thuộc các nền kinh tế APEC.
Sau 10 năm gia nhập WTO, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 của Việt Nam đã tăng 4 lần, đạt trên 400 tỷ USD, tương đương 170% GDP. Chúng tôi đã nỗ lực cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, kinh doanh. Đến nay đã có hơn 24.200 dự án đầu tư trực tiếp FDI đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ đang hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 310 tỷ USD, tương đương 155% GDP. Trong đó, riêng vốn đầu tư FDI từ các nền kinh tế APEC vào Việt Nam đạt gần 250 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 thập niên qua. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu của các nền kinh tế APEC đã lựa chọn Việt Nam để phát triển trung tâm sản xuất khu vực và kết nối trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo các Tổ chức quốc tế uy tín và nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh (GCI) 2017-2018 của Việt Nam tăng 20 bậc trong 5 năm qua, đứng thứ 55/137 nước, trong đó quy mô thị trường xếp thứ 31/137 nước.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) công bố 31-10-2017, xếp hạng 2018 về môi trường kinh doanh (DB) của Việt Nam là 68/190 quốc gia, tăng 14 bậc so với năm trước (thuộc ASEAN-5). Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tháng 5-2017, đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 (GII 2017), Việt Nam đã tăng hạng lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc).
Thưa Quý vị,
Với quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người, cấu trúc dân số trẻ với gần 60% người dân dưới 35 tuổi, thu nhập tăng nhanh, đặc biệt là tầng lớp trung lưu mới nổi. Bình quân giai đoạn 10 năm 2007-2016, chi tiêu cuối cùng của khu vực hộ gia đình chiếm 67,3% GDP và đạt mức tăng khoảng 16%/năm. Tiêu dùng trong nước đã trở thành một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam bên cạnh khu vực xuất khẩu. Thu nhập tăng đã làm cho Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là các nhãn hàng nổi tiếng nước ngoài. Các sản phẩm điện thoại thông minh của Apple, Samsung, LG và Sony rất được người Việt Nam ưa chuộng, bên cạnh đó, những thương hiệu như Huawei và Oppo (của Trung Quốc) vốn có mẫu mã và nhiều tính năng không thua kém cũng được giới trẻ lựa chọn.
Việt Nam có khoảng 52 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, đứng thứ 5 ở châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối Internet, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Việt Nam cũng là nước kết nối di động cao với khoảng 55% người Việt sử dụng điện thoại thông minh. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ là quốc gia trong nhóm đứng đầu khu vực về số người sử dụng điện thoại di động. Đây vừa là một nền tảng quan trọng vừa là cơ hội lớn để giúp các nhà đầu tư tiềm năng dễ dàng kết nối các sản phẩm, dịch vụ của mình đến lượng khách hàng tiềm năng lớn của Việt Nam.
Thưa Quý vị,
Những kết quả mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay chính là nguồn động lực quan trọng để Việt Nam tự tin, vững bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Chúng tôi quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì ổn định vĩ mô vững chắc, cải cách thể chế, chính sách pháp luật, phát triển bền vững, chú trọng tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân.
Tôi nhấn mạnh một số định hướng lớn sau đây:
Thứ nhất, tập trung vào cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật, thúc đẩy pháp quyền, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng tăng trưởng bền vững, bảo đảm các thăng tiến xã hội không ngừng, kéo tầng lớp dân cư thu nhập thấp tiến lên hội tụ với nhóm thu nhập trung bình và khá. Khát vọng vươn lên làm giầu chính là chìa khóa để duy trì sự chuyển động của một vòng xoay tích cực thúc đẩy lẫn nhau giữa sự gia tăng tầng lớp trung lưu và tăng trưởng kinh tế.
Chú trọng tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp kết nối thành thị với nông thôn, miền núi, vùng xa khó khăn. Việt Nam chú trọng phát triển hệ thống y tế và giáo dục, nỗ lực giảm chênh lệch về thu nhập dân cư, đồng thời cải thiện mạng lưới an sinh xã hội nhằm bảo vệ tầng lớp người dân yếu thế dễ bị tổn thương trước các cú sốc tiêu cực.
Thứ hai, phát triển nền kinh tế khởi nghiệp, sáng tạo thông qua các cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để vun đắp, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp. Việt Nam cam kết bảo hộ các ý tưởng sáng tạo, phát kiến mới trong khởi nghiệp và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Luật Sở hữu trí tuệ cũng như trong khuôn khổ các FTAs mà Việt Nam tham gia. Tính năng động trong kinh tế, chính sách mở về Internet và sự thuận lợi về kinh doanh đang tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các nhà khởi nghiệp ở Việt Nam. Chúng tôi mời gọi sự tham gia của nhiều nhà đầu tư và mong muốn có thêm nhiều quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm hơn nữa hoạt động ở Việt Nam để cùng hòa vào làn sóng khởi nghiệp đang rất hứng khởi ở Việt Nam.
Thứ ba, thực hiện cải cách thuế theo hướng gia tăng cạnh tranh cho nền kinh tế, hướng đến các chuẩn mực minh bạch, công bằng và hiệu quả theo tiêu chuẩn cao của OECD. Hiện tại thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam chỉ 20% và dự kiến sẽ giảm còn 15-17% theo lộ trình cải cách thuế sắp tới để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài thuế suất cạnh tranh, Việt Nam còn áp dụng nhiều quy định ưu đãi miễn, giảm thuế dành cho nhà đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo nhiều việc làm...
Thưa Quý vị,
Trong tầm nhìn thập niên tới, Việt Nam sẽ hướng đến một nền kinh tế năng động dựa trên nền tảng sáng tạo. Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam hôm nay, với 6 phiên hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực: nông nghiệp; tài chính; giáo dục - y tế; cơ sở hạ tầng; đặc khu kinh tế; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam và chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác hướng tới chủ đề APEC 2017: “tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” của châu Á - Thái Bình Dương vì hoàn bình, ổn định, gắn kết, phát triển năng động và thịnh vượng.
Chúc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam và New Zealand  (07/11/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các đoàn doanh nghiệp dự APEC  (07/11/2017)
Nhiều hoạt động sôi động trong ngày thứ hai của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng  (07/11/2017)
Tình hình khiếu nại, tố cáo giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp  (07/11/2017)
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Xử lý quyết liệt án oan sai  (07/11/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên