Việt Nam giới thiệu APEC 2017 tại Hội thảo cấu trúc khu vực châu Á
Trong khuôn khổ Hội thảo thường niên lần thứ 5 về cấu trúc khu vực châu Á vừa diễn ra tại Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đã tham dự phiên bàn về chủ đề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017 và phát biểu với tư cách diễn giả chính.
Cùng tham dự có Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ M. Matthews, Đại sứ Mỹ về APEC, Phó Cục trưởng Cục Chính sách Thương mại, đại diện của Nhật Bản tại APEC, cùng nhiều cựu quan chức, học giả Mỹ và các nền kinh tế thành viên APEC. Sự kiện này do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) tổ chức.
Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định, ngay từ đầu năm, Việt Nam đã chủ động phối hợp với các đối tác thành viên và cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy đà hợp tác để tiếp tục phát huy vai trò là một diễn đàn kinh tế hàng đầu, góp phần tăng cường hợp tác vì tăng trưởng, mở rộng đầu tư, thương mại, hội nhập và phát triển bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Với chủ đề xuyên suốt năm 2017 về “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Việt Nam đã đăng cai tổ chức gần 200 cuộc họp các cấp trong khuôn khổ APEC, trên 4 lĩnh vực ưu tiên lớn là thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo, bao trùm; tăng cường liên kết kinh tế khu vực; hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ số; tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. Thành tựu đạt được qua các hội nghị này là sự chuẩn bị quan trọng cho Tuần lễ cấp cao APEC vào tháng 11 tới tại Đà Nẵng.
Dự kiến, các hội nghị trong Tuần lễ cấp cao sẽ đề ra phương hướng phát triển cho APEC trong thời gian tới, nhất là duy trì đà hợp tác kinh tế, mở rộng thương mại, đầu tư và gia tăng liên kết khu vực; đồng thời bàn các biện pháp bảo đảm APEC và khu vực nắm bắt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra trong bối cảnh thế giới đang có những chuyển biến sâu sắc.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã phối hợp cùng các nền kinh tế thành viên và giới doanh nghiệp, đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến quan trọng, đem lại sức sống và động lực mới cho APEC và hợp tác khu vực và sẽ tiếp tục phối hợp, chuẩn bị các mặt để bảo đảm thành công của Tuần lễ cấp cao APEC sắp tới. Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các nền kinh tế thành viên, bao gồm chuyến thăm Việt Nam và tham dự hội nghị của Tổng thống Mỹ D. Trump, vì thành công của Tuần lễ cấp cao và đóng góp vào hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của toàn khu vực.
Phát biểu dẫn đề, Hạ nghị sỹ Rick Larsen, đồng Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ ủng hộ APEC tại Hạ viện Mỹ, nhấn mạnh APEC đóng vai trò rất quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Mỹ tại khu vực, đặc biệt là sau khi Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Mới đây, 22 nghị sỹ đến từ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã thành lập Nhóm Nghị sỹ ủng hộ APEC tại Hạ viện, gửi đi thông điệp mạnh mẽ về gắn kết của Mỹ với khu vực.
Mỹ cần tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại khu vực, giúp xây dựng và duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, khuyến khích mở cửa thị trường, thúc đẩy các quyền con người. Hạ nghị sỹ Larsen kêu gọi 11 quốc gia thành viên TPP tiếp tục hướng về phía trước, triển khai hiệp định và tin rằng Mỹ nên quay trở lại với TPP trong tương lai.
Tại Hội thảo, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Matt Matthews khẳng định, việc Tổng thống D. Trump tuyên bố tham dự Hội nghị Cấp cao APEC một lần nữa thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và APEC, mong muốn cùng khu vực APEC tiếp tục thúc đẩy hợp tác các mặt, trong đó có thương mại số, loại bỏ các rào cản thương mại, cải thiện năng lực khoa học - kỹ thuật, tăng cường vai trò của phụ nữ trong kinh tế.
Quan chức ngoại giao Mỹ nêu rõ cùng với APEC, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là đối tác quan trọng của Mỹ tại khu vực, mong muốn hai bên tiếp tục triển khai Sáng kiến kết nối Mỹ - ASEAN, thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Tại Hội thảo, các diễn giả đều cho rằng, cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, kể cả sự bất ổn ở một số nơi, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, cạnh tranh giữa các cường quốc, các vấn đề Triều Tiên, Biển Đông, khủng bố, biến đổi khí hậu…
Do đó, khu vực cần phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các mặt, trong đó có về kinh tế, thương mại, đầu tư, hội nhập trong khuôn khổ APEC.
Các diễn giả cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần đẩy mạnh hơn nữa xây dựng cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ, luật pháp quốc tế, ủng hộ APEC và vai trò trung tâm của ASEAN, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển, trong đó có an ninh, an toàn, tự do hàng hải và chống khủng bố./.
Khai giảng lớp học tiếng Việt cho con em các gia đình kiều bào Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Lan  (17/10/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu thăm Kazakhstan  (16/10/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên