Chính phủ thống nhất đề xuất giảm mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp
11:23, ngày 09-04-2017
Tại Nghị quyết 34/NQ-CP, Chính phủ thống nhất đề xuất điều chỉnh mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động quy định tại Điều 57 Luật việc làm từ 1% xuống còn 0,5% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện việc điều chỉnh kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31-12-2019.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn tất thủ tục xây dựng Nghị quyết của Quốc hội điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết trên.
Theo quy định hiện hành, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn 2 lần tổng chi bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
Hiện nay, do kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp lớn nên năm 2015, 2016 và một số năm tiếp theo, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mà tổng thu bảo hiểm thất nghiệp trong năm chỉ bao gồm phần đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định.
Ước kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tính đến cuối năm 2016 là 56.486 tỉ đồng, dự báo đến năm 2020, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn bảo đảm an toàn. Như vậy, cùng với kết dư khá lớn của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp thì việc điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là điều cần thiết./.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn tất thủ tục xây dựng Nghị quyết của Quốc hội điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết trên.
Theo quy định hiện hành, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn 2 lần tổng chi bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
Hiện nay, do kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp lớn nên năm 2015, 2016 và một số năm tiếp theo, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mà tổng thu bảo hiểm thất nghiệp trong năm chỉ bao gồm phần đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định.
Ước kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tính đến cuối năm 2016 là 56.486 tỉ đồng, dự báo đến năm 2020, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn bảo đảm an toàn. Như vậy, cùng với kết dư khá lớn của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp thì việc điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là điều cần thiết./.
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam