Việt Nam tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng
21:47, ngày 12-01-2017
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 12-01-2017, tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã thông báo những thành tựu ngoại giao của Việt Nam trong năm 2016 và một số hoạt động ngoại giao nổi bật trong năm 2017.
Về đối ngoại của Việt Nam trong năm 2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, nhìn lại năm 2016, Việt Nam đã có một năm sôi động và thành công. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về ổn định chính trị và tiềm năng phát triển. Việt Nam tiếp tục thắt chặt các mối quan hệ, làm sâu sắc các hợp tác đa dạng với các nước, các đối tác và triển khai hàng loạt các hoạt động ngoại giao cấp cao với các nước.
Trong năm 2016, Việt Nam đã đón gần 30 nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại lớn như: Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 7; Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 8 và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về khu vực Mekong lần thứ nhất.
Đồng thời, Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN, làm tốt vai trò ủy viên của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc như: Hội đồng nhân quyền, Hội đồng Kinh tế xã hội của Liên hợp quốc, Hội đồng Chấp hành UNESCO. Lần đầu tiên đại diện của Việt Nam được bầu vào Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc. Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ Đối tác toàn diện với 10 nước và trong đó có tất cả các nước lớn cũng như là 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Với việc đã hoàn tất hoặc đang tiếp tục triển khai đàm phán 16 Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đang tham gia vào mạng lưới Hiệp định thương mại tự do với 60 đối tác và tổng đóng góp gần 90% GDP toàn cầu cũng như là trên 80% thương mại của thế giới.
Trong năm qua, Bộ Ngoại giao đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài để đóng góp vào quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Bộ Ngoại giao đã tích cực thúc đẩy sự tham gia chủ động, hiệu quả, có trách nhiệm của Việt Nam tại hơn 70 tổ chức, cơ chế hợp tác chính trị kinh tế từ cấp độ tiểu vùng, khu vực đến liên khu vực và toàn cầu.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, gắn kết Việt Nam ngày càng sâu sắc hơn với dòng chảy trên thế giới. Việt Nam muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế một đất nước Việt Nam không chỉ là một nền kinh tế năng động, mà còn là một đất nước tươi đẹp, giàu văn hóa, giàu truyền thống với nhiều di sản thiên nhiên thế giới, nhiều di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và sẽ làm hết sức mình để Việt Nam trở thành một điểm hẹn hấp dẫn về đầu tư, kinh doanh và du lịch.
Thông tin về một số sự kiện đối ngoại nổi bật trong năm 2017, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, trong năm 2017, sự kiện đối ngoại lớn nhất của Việt Nam là đảm nhiệm vai trò chủ nhà của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Việc lần thứ hai Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong 10 năm qua là một minh chứng sinh động cho sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam cũng như nỗ lực hội nhập quốc tế toàn diện và ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
Năm 2017 sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng khác như: kỷ niệm 40 năm Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc; 50 năm thành lập ASEAN và có nhiều chuyến thăm cấp cao quan trọng…
Nhân dịp này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã thông báo một số hoạt động đối ngoại trong thời gian tới và trả lời câu hỏi của phóng viên về các vấn đề báo chí quan tâm./.
Trong năm 2016, Việt Nam đã đón gần 30 nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại lớn như: Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 7; Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 8 và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về khu vực Mekong lần thứ nhất.
Đồng thời, Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN, làm tốt vai trò ủy viên của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc như: Hội đồng nhân quyền, Hội đồng Kinh tế xã hội của Liên hợp quốc, Hội đồng Chấp hành UNESCO. Lần đầu tiên đại diện của Việt Nam được bầu vào Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc. Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ Đối tác toàn diện với 10 nước và trong đó có tất cả các nước lớn cũng như là 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Với việc đã hoàn tất hoặc đang tiếp tục triển khai đàm phán 16 Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đang tham gia vào mạng lưới Hiệp định thương mại tự do với 60 đối tác và tổng đóng góp gần 90% GDP toàn cầu cũng như là trên 80% thương mại của thế giới.
Trong năm qua, Bộ Ngoại giao đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài để đóng góp vào quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Bộ Ngoại giao đã tích cực thúc đẩy sự tham gia chủ động, hiệu quả, có trách nhiệm của Việt Nam tại hơn 70 tổ chức, cơ chế hợp tác chính trị kinh tế từ cấp độ tiểu vùng, khu vực đến liên khu vực và toàn cầu.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, gắn kết Việt Nam ngày càng sâu sắc hơn với dòng chảy trên thế giới. Việt Nam muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế một đất nước Việt Nam không chỉ là một nền kinh tế năng động, mà còn là một đất nước tươi đẹp, giàu văn hóa, giàu truyền thống với nhiều di sản thiên nhiên thế giới, nhiều di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và sẽ làm hết sức mình để Việt Nam trở thành một điểm hẹn hấp dẫn về đầu tư, kinh doanh và du lịch.
Thông tin về một số sự kiện đối ngoại nổi bật trong năm 2017, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, trong năm 2017, sự kiện đối ngoại lớn nhất của Việt Nam là đảm nhiệm vai trò chủ nhà của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Việc lần thứ hai Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong 10 năm qua là một minh chứng sinh động cho sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam cũng như nỗ lực hội nhập quốc tế toàn diện và ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
Năm 2017 sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng khác như: kỷ niệm 40 năm Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc; 50 năm thành lập ASEAN và có nhiều chuyến thăm cấp cao quan trọng…
Nhân dịp này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã thông báo một số hoạt động đối ngoại trong thời gian tới và trả lời câu hỏi của phóng viên về các vấn đề báo chí quan tâm./.
Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế  (12/01/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quỹ đầu tư Harbinger Capital Partners, Hoa Kỳ  (12/01/2017)
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Văn phòng Quốc hội  (12/01/2017)
Củng cố vị thế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh  (12/01/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay