Hội thảo tổng kết Dự án VNM8P05 và vận động xây dựng đáp ứng đa ngành với phòng, chống bạo lực gia đình
TCCSĐT - Ngày 19-12-2016, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án VNM8P05 “Xây dựng ứng phó quốc gia với bạo lực gia đình” và vận động xây dựng đáp ứng đa ngành với phòng, chống bạo lực gia đình.
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên, bà Ax-trít Ban (Astrid Bant), Trưởng đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam và đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các chuyên gia tư vấn, chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bà Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình, (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Giám đốc Dự án VNM8P05 “Xây dựng ứng phó quốc gia với bạo lực gia đình” nêu rõ, từ năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam để triển khai Dự án “Xây dựng ứng phó quốc gia với bạo lực gia đình giai đoạn 2012 - 2016” với vai trò là cơ quan chủ trì điều phối Dự án, kết hợp triển khai với Bộ Công An, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, các cơ quan có liên quan…
Dự án triển khai 3 mục tiêu chính, gồm xây dựng và hướng dẫn thử nghiệm gói can thiệp tối thiểu về phòng ngừa và chăm sóc, điều trị, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình nhằm khuyến nghị chính sách áp dụng trên phạm vi toàn quốc; xây dựng và hỗ trợ thực hiện một cơ chế điều phối quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả điều phối, phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng một khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau 5 năm triển khai ở các cấp độ từ trung ương đến cơ sở, Dự án đem lại những hiệu quả xã hội tích cực, góp phần quan trọng trong nâng cao nhận thức của cán bộ trung ương và địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình. Đặc biệt, kết quả thí điểm gói can thiệp tối thiểu về phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho nạn nhân của bạo lực gia đình, đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ trực tiếp quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Hội thảo được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả triển khai, rút kinh nghiệm cho thực hiện Dự án. Kết quả này sẽ là những gợi ý tốt cho việc xây dựng và triển khai dự án ở giai đoạn tiếp theo.
Hội thảo đã nghe bà Nguyễn Thu Hà, Phó Giám đốc Dự án VNM8P05 “Xây dựng ứng phó quốc gia với bạo lực gia đình” trình bày báo cáo tổng kết Dự án. Trong 5 năm, Dự án nhận được số vốn ODA cam kết là 1.700.000 USD, vốn đối ứng là 146.000 USD. Báo cáo rà soát sơ đồ hóa các mô hình liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam đã được hoàn thành, đưa ra những bài học kinh nghiệm, phát hiện và khuyến nghị về việc cần xây dựng một gói các dịch vụ can thiệp tối thiểu gồm phòng ngừa, bảo vệ, chuyển gửi và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cơ chế điều phối liên ngành được xây dựng đồng thời với thiết kế Gói can thiệp. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, đặc biệt là các vùng Dự án đã được nâng cao năng lực về lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, thu hút sự tham gia của nam giới, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình… Các hoạt động truyền thông được tổ chức ngày càng hiệu quả, với 81 sự kiện do 38 cơ quan, tổ chức, địa phương cùng phối hợp thực hiện, thu hút sự tham gia của hàng triệu người, từ công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, sinh viên, nghệ sĩ, người nổi tiếng, chiến sĩ lực lượng vũ trang, phóng viên, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân, nhà hoạt động xã hội trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bạo lực gia đình, về bình đẳng giới. Nhiều hội thảo, diễn đàn đối thoại chính sách được tổ chức, góp phần chia sẻ, quảng bá, truyền thông về những thiệt hại và hậu quả của bạo lực gia đình với cuộc sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Ax-trít Ban (Astrid Bant), Trưởng đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam đánh giá những kết quả đã đạt được và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực hiện Dự án “Xây dựng ứng phó quốc gia với bạo lực gia đình giai đoạn 2012 - 2016”; trong đó nhấn mạnh, việc tổng kết Dự án không có nghĩa là sự chấm hết mà nó chính là sự bắt đầu của một giai đoạn mới, một nhiệm vụ mới. Tất cả chúng ta cần có niềm tin vào một giai đoạn tiếp theo tốt hơn, có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn, gắn kết hơn và sát sao hơn của các bộ, ban, ngành, các tổ chức xã hội trong việc chung tay ứng phó với bạo lực gia đình.
Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến của đại diện của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng các bộ, ban, ngành khác của Trung ương và địa phương trong việc nâng cao hiệu quả sự phối kết hợp trong các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình cũng như vận động xây dựng đáp ứng đa ngành với phòng, chống bạo lực gia đình./.
Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến  (19/12/2016)
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” - Biểu tượng mẫu mực về nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân  (19/12/2016)
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” - Biểu tượng mẫu mực về nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân  (19/12/2016)
Ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý biển, đảo  (19/12/2016)
Khai mạc Phiên họp thứ 5 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV  (19/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay