Việt Nam - Brazil: Triển vọng mới về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
TCCSĐT - Ngày 16-9-2016, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil: Triển vọng mới về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp” nhân chuyến thăm và làm việc của phái đoàn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và cung ứng thực phẩm Brazil cùng gần 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản tại Việt Nam.
Brazil hiện là một trong những nền kinh tế lớn và năng động trong nhóm BRICS (gồm Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Brazil); đồng thời là cửa ngõ quan trọng mà qua đó, Việt Nam có thể tiếp cận tới các nền kinh tế khác trong khu vực lân cận thuộc thị trường Nam Mỹ.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Marco Antonio Diniz Brandao, Đại sứ Brazil tại Việt Nam cho rằng, Diễn đàn doanh nghiệp giữa hai nước được tổ chức lần này sẽ tạo cơ hội tốt để tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, giữa cộng đồng doanh nghiệp của hai bên đối tác trong các lĩnh vực, như thương mại, đầu tư và phát triển nông nghiệp. Qua đó, ngày càng thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Brazil.
Việt Nam và Brazil thiết lập quan hệ từ tháng 5-1989. Kể từ đó, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước tiến nhảy vọt. Nếu như năm 1989, kim ngạch song phương Brazil - Việt Nam chỉ đạt 16 triệu USD thì đến năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đã đạt hơn 3,8 tỷ USD. Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến năm 2015, kim ngạch song phương đã tăng hơn 220% (từ 1,7 tỷ USD tăng lên 3,8 tỷ USD).
Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Brazil không những đạt nhiều kết quả tích cực, mà còn đóng góp quan trọng vào cán cân thương mại của Việt Nam. Hiện tại, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 3,9 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Brazil các mặt hàng chủ yếu như điện thoại và linh kiện các loại (538 triệu), giày dép các loại (208 triệu), máy tính và linh kiện (92 triệu), thủy sản (78 triệu), dệt may (67 triệu),… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu một số lượng lớn các mặt hàng nông sản của Brazil, như ngô (1 tỷ USD), thức ăn gia súc (306 triệu), đậu tương (296 triệu), bông các loại (190 triệu), lúa mì (84 triệu). Ngoài ra, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Brazil còn có nguyên liệu, phụ liệu dệt may, da giầy, thuốc lá, gỗ và nguyên liệu gỗ.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12-2015, Brazil đang có 2 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 2,7 triệu USD trong lĩnh vực chế biến cao su, đứng thứ 81 trên tổng số 110 quốc gia và lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 1 dự án đầu tư tại Brazil.
Việt Nam và Brazil là hai nước có cơ cấu xuất nhập khẩu có thể bổ sung tốt cho nhau. Tổng Thư ký VCCI Phạm Thị Thu Hằng cho rằng, đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước hợp tác, chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại Diễn đàn, ông Blairo Maggi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và cung ứng thực phẩm Brazil đã trình bày tổng quan về kinh doanh nông nghiệp Brazil. Qua đó, cho thấy, kinh doanh nông nghiệp hiện chiếm hơn 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này và chiếm 21,5% GDP. Gần 100% các khu vực ở Brazil đã có đăng ký nông thôn môi trường và các dịch vụ môi trường tại quốc gia này được Chính phủ và người dân hết sức quan tâm và coi trọng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và cung ứng thực phẩm Brazil cũng cho biết thêm, cơ hội đầu tư tại Brazil đang có rất nhiều yếu tố thuận lợi và được hỗ trợ bởi Chính phủ. Kết cấu hạ tầng và hệ thống cầu cảng, đường sắt, đường thủy và đường cao tốc… tại Brazil tương đối hoàn thiện. Brazil lại là quốc gia dồi dào về đất đai và nguồn nước nên đầu tư vào nông nghiệp thực sự là cơ hội rất nhiều tiềm năng. Quan trọng nhất là Chính phủ Brazil đang khuyến khích đầu tư vào ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, chất lượng, áp dụng và thực hành công nghệ tiên tiến…, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng hợp tác tốt giữa doanh nghiệp hai nước./.
Công bố quyết định kỷ luật khai trừ Đảng ông Trịnh Xuân Thanh  (16/09/2016)
Cần thiết ban hành Luật quản lý và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ  (16/09/2016)
Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch  (16/09/2016)
"Quan hệ Việt Nam - Australia ngày càng phát triển sâu rộng"  (16/09/2016)
Đẩy mạnh công tác phát hành, bạn đọc và cộng tác viên của Tạp chí Cộng sản ở các tỉnh, thành phía Nam  (16/09/2016)
Đẩy mạnh hoạt động của sinh viên Việt Nam tại Australia  (16/09/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên