Mỹ và Israel ký thỏa thuận viện trợ quân sự lớn nhất lịch sử
Thỏa thuận mới đạt được giữa hai quốc gia đồng minh thân cận này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi gói viện trợ hiện tại kết thúc vào năm 2018 và sẽ kéo dài trong vòng 10 năm.
Trong số 38 tỷ USD viện trợ này, khoảng 5 tỷ USD sẽ được Mỹ dành cho việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.
Phát biểu tại lễ ký kết, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice nhấn mạnh rằng thỏa thuận đạt được giữa Mỹ và Israel lần này đã phản ánh mối quan hệ sâu đậm giữa hai nước và sự hỗ trợ bền chặt mà Mỹ luôn dành cho đồng minh Israel.
Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu coi đây là một thỏa thuận chưa từng có và là một thành tựu vô cùng quan trọng của Israel.
Ông Netanyahu cũng nhấn mạnh rằng gói viện trợ lịch sử này sẽ giúp Israel tăng cường sức mạnh quân sự và hệ thống phòng thủ tên lửa.
Nhà lãnh đạo Israel cũng cho rằng việc đầu tư cho an ninh của nhà nước Do Thái cũng sẽ thúc đẩy an ninh khu vực Trung Đông và phục vụ cho cả lợi ích của Mỹ.
Mỹ và Israel bắt đầu đàm phán về thỏa thuận gói viện trợ quân sự mới vào tháng 11-2015.
Tuy nhiên, hai bên cũng đã vấp phải nhiều bất đồng trong nhiều vấn đề bao gồm việc Israel yêu cầu Mỹ phải gia tăng khoản viện trợ thêm ít nhất là 1,5 tỷ USD/năm so với gói viện trợ cũ khoảng 3,1 tỷ USD/năm; Mỹ yêu cầu toàn bộ khoản tài chính viện trợ sẽ được sử dụng để mua các trang thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất, trong khi Israel đòi hỏi một phần trong gói viện trợ sẽ được quy đổi ra đồng nội tệ để mua các sản phẩm quốc phòng do nước này tự sản xuất…
Việc Mỹ đồng ý nâng mức viện trợ lên 3,8 tỷ USD/năm là một thành công của Israel, đồng thời cũng cho thấy những ưu tiên trong chính sách của Washington dành cho đồng minh quan trọng này trong khu vực Trung Đông hiện nay./.
IMF chính thức thông qua khoản cứu trợ 1 tỷ USD cho Ukraine  (15/09/2016)
Mỹ công bố kế hoạch tiếp nhận người tị nạn trong năm 2017  (15/09/2016)
Thúc đẩy hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Wallonie-Bruxelles  (15/09/2016)
Thủ tướng thăm Tổng Lãnh sự quán, đại diện cộng đồng người Việt tại Hong Kong và Macau  (15/09/2016)
Để phát huy đúng vai trò và ý nghĩa của nguồn vốn BOT  (15/09/2016)
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc  (15/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay