Việt Nam luôn bảo đảm các quyền, tự do cơ bản của người dân
Ngày 15-5-2016, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông báo ngày 13-5 của người phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (Geneva), nhấn mạnh Việt Nam bác bỏ các thông tin không chính xác, thiếu khách quan, không được kiểm chứng của người phát ngôn của Cao ủy, đồng thời lấy làm tiếc và thất vọng về phản ứng vội vã này.
Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của người dân, trong đó có quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, phù hợp với Hiến pháp 2013 và các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước về quyền dân sự và chính trị cũng quy định rõ các quyền và tự do cá nhân cần phải thực thi trong khuôn khổ pháp luật, không ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội, trật tự công cộng, đạo đức, sức khỏe cộng đồng và quyền, lợi ích của cá nhân khác.
Trên tinh thần đó, các biện pháp cần thiết được tiến hành là phù hợp với luật pháp Việt Nam và chuẩn mực quốc tế nhằm bảo đảm trật tự giao thông, an ninh, an toàn cho người dân, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Những hành vi kích động bạo lực, bài ngoại, gây rối trật tự ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cần phải được ngăn chặn trong khuôn khổ luật pháp, vì lợi ích chung của cộng đồng.
Trước sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung, Chính phủ, các địa phương liên quan và các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể đã và đang hết sức nỗ lực để hỗ trợ cho người dân bị tác động trực tiếp. Với sự hỗ trợ của các đối tác, các nhà khoa học quốc tế, Việt Nam đang khẩn trương tìm nguyên nhân của sự cố và thường xuyên cập nhật tình hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc trong nỗ lực cùng Việt Nam xử lý vấn đề này trên tinh thần khoa học, khách quan, thiện chí và xây dựng./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 09 đến 15-5-2016  (16/05/2016)
Hàn Quốc nối lại chương trình tiếp nhận lao động Việt Nam  (15/05/2016)
Ngành Công Thương cần nhanh chóng thể chế hóa các cam kết hội nhập  (15/05/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Thủ tướng Lào  (15/05/2016)
Việt Nam luôn hết lòng ủng hộ Lào trong công cuộc đổi mới  (15/05/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón, hội đàm với Thủ tướng Lào  (15/05/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay