Tỉnh Lai Châu phấn đấu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã khai mạc sáng 14-10 với chủ đề: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo đảm quốc phòng - an ninh; phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, đưa Lai Châu thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc".
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng dự và chỉ đạo Đại hội.
Cùng dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; các nguyên lãnh đạo tỉnh Lai Châu qua các thời kỳ; cùng 300 đại biểu đại diện cho gần 23.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Đại hội cũng vinh dự được đón nhận lẵng hoa chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phát biểu tại Đại hội, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng ghi nhận, trong điều kiện tỉnh vùng cao, biên giới, khó khăn nhất khu vực miền núi phía Bắc, song với sự đoàn kết, nỗ lực, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; cơ bản hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra.
Đồng chí Trần Quốc Vượng cho rằng, đến nay Lai Châu vẫn là một trong những tỉnh nghèo, khó khăn nhất cả nước. Kinh tế phát triển chưa bền vững, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, liên kết vùng để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội còn hạn chế, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh còn hạn chế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp; tổng sản phẩm bình quân đầu người chưa bằng 1/2 bình quân chung cả nước.
Văn hóa - xã hội có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền một số nơi, trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu...
Chánh văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng đề nghị, Đại hội phân tích, thảo luận, làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế, yếu kém nói trên để đề ra những giải pháp khả thi khắc phục cho được trong nhiệm kỳ tới, để tỉnh Lai Châu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc.
Đồng chí Trần Quốc Vượng gợi ý Lai Châu trong 5 năm tới cần tập trung phát triển nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới - đây là lĩnh vực quyết định để thoát nghèo bên vững, là nhiệm vụ trọng tâm cần lãnh đạo thực hiện.
Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu trình Đại hội lần thứ XIII đã nêu bật 5 năm qua, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu đã cơ bản hoàn thành, đạt và vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Sau gần 30 năm đổi mới, 12 năm chia tách, thành lập, tỉnh Lai Châu đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng, cơ bản đưa Lai Châu ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tuy vậy, đến nay Lai Châu vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chưa bền vững, quy mô nhỏ, hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ.
Văn hóa - xã hội có mặt phát triển chậm. Đời sống, vật chất, tinh thần một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng có mặt còn hạn chế...
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 bế mạc vào ngày 15-10./.
Sứ quán Việt Nam tại New Zealand diễn thuyết về tình hình Biển Đông  (14/10/2015)
Đảng bộ Gia Lai cần giữ an ninh-quốc phòng ổn định bền vững  (14/10/2015)
Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan trung ương lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020  (14/10/2015)
Bến Tre khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X  (14/10/2015)
Bước đi chiến lược của Nga tại Xy-ri  (14/10/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên