Dự thảo Luật Quân nhân chuyên nghiệp điều chỉnh về cấp bậc, chế độ
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng được ban hành trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển về mọi mặt của đất nước và nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân trong tình hình mới, các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng không còn phù hợp cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 có nhiều quy định mới liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân; trong đó có quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng cần phải được cụ thể hóa.
Mặt khác, quân nhân chuyên nghiệp là đối tượng phục vụ tại ngũ theo chế độ tự nguyện, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Nghĩa vụ quân sự. Đồng thời, công nhân, viên chức quốc phòng là thành phần trong tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân nhưng chưa có văn bản pháp luật quy định và điều chỉnh, phải vận dụng theo các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan.
Do vậy, cần phải có văn bản pháp luật quy định riêng cho các đối tượng này. Ngoài ra, việc quân nhân chuyên nghiệp chỉ phục vụ tại ngũ đến 50 tuổi như quy định hiện hành không đủ điều kiện để được hưởng mức lương hưu là 75% theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của quân nhân chuyên nghiệp,...
Từ thực tiễn trên, việc xây dựng dự án Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng là cần thiết. Dự thảo Luật gồm 7 chương, 50 Điều.
Tại phiên họp, đại biểu đã góp ý vào các nội dung của dự thảo Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng, như phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp; hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp; phong, thăng cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; chế độ tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng,...
Cụ thể, về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp, nhiều ý kiến nhất trí cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp từ thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp đến thượng tá quân nhân chuyên nghiệp và cho rằng dự thảo Luật kế thừa các quy định hiện hành, tương ứng với Luật Công an nhân dân.
Mặt khác, cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương để đáp ứng yêu cầu công tác phục vụ, bảo đảm chỉ huy, quản lý trong Quân đội nhân dân; quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vinh dự, trách nhiệm của quân nhân, đồng thời là yếu tố để xây dựng hệ thống chính sách phù hợp theo cấp bậc quân hàm.
Đối với vấn đề hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp, đa số ý kiến tán thành hạn tuổi phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp như quy định tại dự thảo Luật là: cấp úy quân nhân chuyên nghiệp nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi; thiếu tá, trung tá quân nhân chuyên nghiệp nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi; thượng tá quân nhân chuyên nghiệp nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
Theo các ý kiến, quy định như vậy sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, tránh lãng phí nguồn nhân lực. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị nâng độ tuổi của cấp úy lên 53 tuổi để hưởng mức lương hưu 75% theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo chương trình, sáng 09-10, phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc phòng và An ninh sẽ thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016./.
Mỹ và Cuba thảo luận về vấn đề nới lỏng cấm vận kinh tế  (08/10/2015)
Thái Lan và Indonesia nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề khói mù  (08/10/2015)
Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ  (08/10/2015)
Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ  (08/10/2015)
Thủ tướng phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới  (07/10/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt nữ công nhân tiêu biểu ngành Dầu khí  (07/10/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên