Thủ tướng phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới
23:30, ngày 07-10-2015
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, một trong nội dung chính của Chương trình là truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới. Cụ thể, nâng cao năng lực truyền thông về bình đẳng giới cho các cơ quan truyền thông, đội ngũ báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở; xây dựng mô hình thí điểm áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông ở một số cơ quan báo chí.
Chương trình mở rộng việc thực hiện các hình thức truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư dưới hình thức văn hóa, nghệ thuật và nhiều hình thức khác; thí điểm lồng ghép nội dung về bình đẳng giới vào nội dung sinh hoạt của các Câu lạc bộ tại cấp xã.
Cũng theo Chương trình, hằng năm triển khai thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15-11 đến ngày 15-12 với các hoạt động chính sau: Xây dựng chủ đề và thông điệp truyền thông cho tháng hành động; tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Nội dung khác của Chương trình là nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu dân cử các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch. Trong đó, Chương trình sẽ khảo sát, đánh giá định kỳ về thực trạng tình hình đội ngũ nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương; kiến nghị kịp thời các biện pháp, chính sách có liên quan đến công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nữ bao gồm cả đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Đồng thời, Chương trình sẽ nâng cao năng lực cho các cơ quan tham mưu trong công tác hoạch định, tổ chức triển khai các chính sách tác động trực tiếp đến công tác cán bộ nữ; mở rộng quy mô và nội dung các hoạt động về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp và năng lực của đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch vào các chức danh quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp; tạo nguồn tham gia các cấp ủy Đảng, các cơ quan dân cử và tổ chức chính trị - xã hội.
Mặt khác, Chương trình khuyến khích các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức xây dựng, thực hiện các mô hình tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong những lĩnh vực có nguy cơ bất bình đẳng giới cao như: Sửa đổi quy ước, hương ước bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng giới, mô hình “Câu lạc bộ nữ công nhân nhà trọ” tại khu công nghiệp, khu chế xuất; mô hình “Vận dụng các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ trong thực hiện bình đẳng giới” tại doanh nghiệp; Trung tâm công tác xã hội thực hiện cung cấp dịch vụ về bình đẳng giới và các mô hình khác phù hợp với tình hình thực tế và xu thế hội nhập quốc tế./.
Chương trình mở rộng việc thực hiện các hình thức truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư dưới hình thức văn hóa, nghệ thuật và nhiều hình thức khác; thí điểm lồng ghép nội dung về bình đẳng giới vào nội dung sinh hoạt của các Câu lạc bộ tại cấp xã.
Cũng theo Chương trình, hằng năm triển khai thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15-11 đến ngày 15-12 với các hoạt động chính sau: Xây dựng chủ đề và thông điệp truyền thông cho tháng hành động; tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Nội dung khác của Chương trình là nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu dân cử các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch. Trong đó, Chương trình sẽ khảo sát, đánh giá định kỳ về thực trạng tình hình đội ngũ nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương; kiến nghị kịp thời các biện pháp, chính sách có liên quan đến công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ nữ bao gồm cả đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Đồng thời, Chương trình sẽ nâng cao năng lực cho các cơ quan tham mưu trong công tác hoạch định, tổ chức triển khai các chính sách tác động trực tiếp đến công tác cán bộ nữ; mở rộng quy mô và nội dung các hoạt động về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp và năng lực của đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch vào các chức danh quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp; tạo nguồn tham gia các cấp ủy Đảng, các cơ quan dân cử và tổ chức chính trị - xã hội.
Mặt khác, Chương trình khuyến khích các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức xây dựng, thực hiện các mô hình tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong những lĩnh vực có nguy cơ bất bình đẳng giới cao như: Sửa đổi quy ước, hương ước bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng giới, mô hình “Câu lạc bộ nữ công nhân nhà trọ” tại khu công nghiệp, khu chế xuất; mô hình “Vận dụng các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ trong thực hiện bình đẳng giới” tại doanh nghiệp; Trung tâm công tác xã hội thực hiện cung cấp dịch vụ về bình đẳng giới và các mô hình khác phù hợp với tình hình thực tế và xu thế hội nhập quốc tế./.
Chủ tịch nước gặp mặt nữ công nhân tiêu biểu ngành Dầu khí  (07/10/2015)
Đảng bộ Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tổ chức Đại hội lần thứ IX nhiệm kỳ 2015-2020  (07/10/2015)
Thủ tướng ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật  (07/10/2015)
Bộ Ngoại giao lên tiếng về vụ lao động bị bạo hành ở Algeria  (07/10/2015)
Việt Nam tích cực đóng góp phát triển Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN  (07/10/2015)
Tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máy kể từ ngày 01-01-2016  (07/10/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên