Chủ tịch nước tham quan triển lãm ảnh chiến tranh Việt Nam của AP
Chiều 15-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới tham quan Triển lãm ảnh “Việt Nam - Cuộc chiến tranh qua ảnh” do Hãng Thông tấn AP (Hoa Kỳ) trưng bày tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đây là những bức ảnh xuất sắc do các phóng viên chiến trường của AP chụp trong chiến tranh ở Việt Nam lần đầu tiên được triển lãm ở Hà Nội từ ngày 12 đến 26-6-2015.
Để đưa tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam hơn 40 năm trước, Hãng Thông tấn AP đã cử một đội ngũ phóng viên ảnh tới Văn phòng của hãng đặt tại Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh.
Hơn 50 bức ảnh trong bộ sưu tập đồ sộ từ thời kỳ đó được trưng bày tại triển lãm kể lại câu chuyện về con người phía sau cuộc chiến.
Các bức ảnh như lăng kính phản chiếu trung thực, đã góp phần trong việc thay đổi cách nhìn của nhân dân Hoa Kỳ và thế giới đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam bằng những bức ảnh ghi lại sự thật chiến trường tại thời điểm đó.
Trong số các bức ảnh được trưng bày có nhiều bức ảnh gây ấn tượng mạnh như tấm ảnh của Malcolm Browne chụp nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 và bức ảnh “Em bé napalm” của phóng viên ảnh Nick Út chụp cô bé Kim Phúc bị bỏng nặng chạy khỏi cuộc tấn công bằng bom napalm năm 1972...
Hãng AP đã đoạt 6 giải Pulitzer cho việc đưa tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, 4 trong số đó cho thể loại ảnh. Tại Triển lãm lần này, các tác phẩm do các phóng viên ảnh của AP chụp đã giành 4 giải thưởng Pulitzer - giải thưởng cao quý nhất dành cho phóng viên đã được trưng bày.
Những bức ảnh này như một lời nhắc nhở về sự tàn khốc của chiến tranh để thêm trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập và tự do. Sau Triển lãm, AP quyết định tặng toàn bộ ảnh trưng bày cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Triển lãm ảnh “Việt Nam - Cuộc chiến tranh qua ảnh” do AP thực hiện trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Đoàn đại biểu cấp cao Hãng Thông tấn AP; là một trong những hoạt động góp phần vào chuỗi các hoạt động kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1995 - 2015), cũng như góp phần tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước nói riêng, thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước nói chung./.
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay