Mở ra chân trời hợp tác mới với các nước châu Âu, Bắc Phi
Mở trang mới về quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu
Liên minh Kinh tế Á - Âu có dân số hơn 175 triệu người với tổng GDP khoảng 2.500 tỷ USD. Là một tổ chức kinh tế mới được thành lập, với Nga làm động lực và nòng cốt, Liên minh liên kết kinh tế thương mại giữa nước Nga với một số nước Á-Âu thuộc Liên Xô cũ, hướng tới một không gian kinh tế thống nhất.
Hiệp định là kết quả của hơn 2 năm đàm phán tích cực giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên. Hiệp định mang ý nghĩa chiến lược, mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu. Hiệp định bao quát phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh, với cơ cấu kinh tế, hàng hóa bổ sung cho nhau.
Liên minh dành ưu đãi cho Việt Nam, tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng ưu thế của Việt Nam, như nông sản và hàng công nghiệp như dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến. Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Việt Nam mở cửa thị trường theo lộ trình đối với một số sản phẩm chăn nuôi, ngũ cốc, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Trong 5 năm đầu thực thi Hiệp định, ngành Nông nghiệp Việt Nam sẽ không bị tác động rõ rệt bởi việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Liên minh. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh dự tính sẽ tăng khoảng 18-20% hàng năm.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh. Với Hiệp định này, Việt Nam củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với nước Nga, đồng thời đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, thông qua việc thúc đẩy lĩnh vực thương mại, đầu tư sang các nước thành viên và thu hút đầu tư vào Việt Nam. Các nước thành viên Liên minh mong muốn với Việt Nam làm cầu nối để mở rộng quan hệ với Cộng đồng kinh tế ASEAN với trên 600 triệu dân với GDP đạt khoảng 2.500 tỷ USD.
Thúc đẩy đầu tư khai thác dầu khí
Tại Kazakhstan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khuyến khích các hoạt động hợp tác, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí giữa Kazmunaigaz - Tập đoàn Dầu khí quốc gia của Kazakhstan và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam).
Thủ tướng cũng đề nghị Kazmunaigaz và PetroVietnam xúc tiến các chương trình, dự án hợp tác trong việc cung cấp các loại hình dịch vụ kỹ thuật cho hoạt động dầu khí, thực hiện các dự án hợp tác tại Kazakhstan, tại Việt Nam hoặc cùng hợp tác với các nước thứ ba. Tập đoàn Kazmunaigaz khẳng định sẵn sàng hợp tác với PetroVietnam tiếp tục triển khai một số dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại nước mình; đồng thời cam kết sẽ đẩy mạnh hơn nữa các chương trình, hoạt động hợp tác khác với PetroVietnam trong thời gian tới.
Algeria là quốc gia có thế mạnh về dầu khí, là một trong ba nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu ở châu Phi. PetroVietnam và Sonatrach - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Algeria, là đối tác liên doanh dầu khí hoạt động tại Algeria. Liên doanh khai thác này là một biểu tượng hợp tác thành công giữa Việt Nam và Algeria, đồng thời cũng đánh dấu kết quả của một trong những dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất về dầu khí của PetroVietnam.
Chính phủ Algeria cũng đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm lần này, ủng hộ để liên doanh dầu khí của hai nước được giao thêm các lô mới liền kề các dự án hiện tại để khai thác tại sa mạc Sahara của Algreria.
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo chính phủ hai nước cũng khẳng định những lĩnh vực khác cần tập trung thúc đẩy hợp tác gồm dệt may, da giày, viễn thông và phân bón. Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đưa cán bộ quản lý, các chuyên gia, công nhân lao động sang công tác và làm việc tại Algeria.
Nêu vấn đề Biển Đông
Tại Kazakhstan, trong buổi làm việc với Thủ tướng Karim Masimov, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Kazakhstan tích cực ủng hộ việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Tại Lisbon (Thủ đô của Bồ Đào Nha), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pedro Passos Coelho đã chủ trì khai mạc Diễn đàn Kinh tế Biển và Hội chợ triển lãm Kinh tế biển - là các hoạt động quan trọng nằm trong Tuần lễ Biển Lisbon 2015 - một sự kiện lớn thu hút nhiều nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp của Bồ Đào Nha và nhiều nước trên thế giới. Hợp tác kinh tế biển được xác định là cơ hội và lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng trong quan hệ Việt Nam-Bồ Đào Nha.
Nhấn mạnh đến phát triển kinh tế biển phải gắn với bảo vệ môi trường biển và an ninh hàng hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chia sẻ những quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với tình hình đang diễn ra ở Biển Đông - tuyến hàng hải vận chuyển khoảng 50% khối lượng hàng hóa đường biển thế giới giữa Đông Bắc Á với châu Âu, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các quốc gia cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế biển và cùng nhau giữ gìn môi trường biển và an ninh, an toàn, tự do hàng hải, đồng thời nhấn mạnh: “Không thể hợp tác kinh tế biển thành công nếu an ninh, an toàn, tự do hàng hải bị đe dọa”.
Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo đà mới đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu, Bồ Đào Nha, Algeria và Bulgaria phát triển đi vào chiều sâu trong thời gian tới./.
Ngành Y tế chủ động, tích cực phòng chống MERS-CoV tại Việt Nam  (07/06/2015)
Xây Bộ luật Dân sự thành luật chung của hệ thống pháp luật  (07/06/2015)
Xây Bộ luật Dân sự thành luật chung của hệ thống pháp luật  (07/06/2015)
Chia sẻ cách tiếp cận của châu Âu-châu Á về tranh chấp lãnh thổ  (07/06/2015)
Chia sẻ cách tiếp cận của châu Âu-châu Á về tranh chấp lãnh thổ  (07/06/2015)
Lãnh đạo G7 thảo luận về tình hình căng thẳng ở Biển Đông  (07/06/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên