Việt Nam xếp ở vị trí 76/108 về tỷ lệ nữ giới quản lý doanh nghiệp
16:51, ngày 13-01-2015
Nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, Việt Nam ở vị trí 76 trên tổng số 108 quốc gia về tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý, đạt 23%. Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa vai trò lãnh đạo của phụ nữ với hiệu quả kinh doanh và kêu gọi tăng tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các vị trí lãnh đạo cao nhất (hiện chỉ ở mức 5% trên thế giới).
Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu “Phụ nữ trong kinh doanh và quản lý” do ILO vừa công bố ngày 13-01-2015.
Ngày càng có nhiều nữ lãnh đạo doanh nghiệp
Theo kết quả của báo cáo, mặc dù phụ nữ vẫn chiếm số ít trong số các vị trí lãnh đạo cao nhất nhưng số phụ nữ đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao và trung bình đã tăng lên trong khoảng 20 năm trở lại. Tỷ lệ nữ giới trong tất cả các vị trí quản lý tính theo quốc gia thấp nhất ở mức 2,1% tại Yemen và cao nhất ở mức 59,3% tại Jamaica (trong tổng số 108 nước).
Philippines xếp hạng cao nhất ở châu Á và đứng thứ 4 toàn cầu (47,6%), theo sau là Mông Cổ với 41,9% và đứng ở vị trí thứ 17 trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 76 với 23% phụ nữ đảm nhiệm vai trò quản lý tại các doanh nghiệp.
Tỷ lệ nữ giới giữ vị trí quản lý tăng lên trong những năm qua tại phần lớn các quốc gia ILO có số liệu, và Việt Nam cũng ghi nhận sự cải thiện dù không đáng kể. Theo Điều tra Lao động và Việc làm, tỷ lệ phụ nữ ở vị trí “lãnh đạo, quản lý và quản trị” tăng 0,5% đến mức 24,4% năm 2013 so với năm 2012 và tăng 0,6% từ năm 2011 đến năm 2012.
Bà Deborah France-Massin, Giám đốc Văn phòng Hoạt động Giới chủ của ILO cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào thị trường lao động chính là động lực lớn nhất đối với sự phát triển và gia tăng năng lực cạnh tranh của toàn cầu. Rất nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc phụ nữ tham gia vào các nhóm ra quyết định cao nhất với hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để chúng ta có thể đạt được sự bình đẳng giới thật sự tại nơi làm việc, đặc biệt là ở các vị trí quản lý cấp cao nhất.”
Báo cáo của ILO cho thấy chỉ khoảng dưới 5% các Giám đốc điều hành (CEO) của các công ty lớn trên thế giới là phụ nữ. Công ty càng lớn, càng ít khả năng người đứng đầu là phụ nữ.
Với trường hợp của Việt Nam, dữ liệu của Dự án CEO nữ toàn cầu thuộc một tổ chức có trụ sở tại Pháp (Intelligence Financial Research and Consulting) cho thấy chỉ 7% các CEO của tổng số hơn 600 công ty được khảo sát là phụ nữ và 14% thành viên hội đồng quản trị là nữ giới.
Bà France-Massin phân tích: “Việc nữ giới đảm nhận vai trò quản lý cao cấp trong các lĩnh vực chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng một nhóm các ứng cử viên tiềm năng cho các vị trí cao nhất như CEO hoặc chủ tịch. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại ‘những bức tường kính’ giới hạn phụ nữ chỉ ở một số các vị trí quản lý nhất định như nhân sự, truyền thông và hành chính.”
Quản lý nữ có lợi cho doanh nghiệp
Ngày nay, phụ nữ sở hữu và quản lý hơn 30% tổng số các doanh nghiệp toàn cầu nhưng phần lớn lại là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Riêng ở Việt Nam, Điều tra Lao động và Việc làm 2013 cho thấy 29,5% chủ lao động là nữ giới. Báo cáo cho thấy việc có thêm nhiều phụ nữ tạo lập và phát triển doanh nghiệp không chỉ quan trọng đối với bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của quốc gia.
Các tác giả của nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng phụ nữ và trẻ em gái nhận được khoảng một nửa nguồn lực của giáo dục trên thế giới, do vậy họ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các nhân tài. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Số liệu từ UNESCO cho thấy số lượng nữ giới học từ đại học trở lên luôn cao hơn nam giới trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những bằng chứng cho thấy lợi ích của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nhân tài là nữ giới, bao gồm việc thích ứng với một thị trường tiêu dùng ngày càng ảnh hưởng nhiều bởi phụ nữ. Do phụ nữ thường xuyên kiểm soát ngân sách hộ gia đình, đưa ra các quyết định tài chính và sức mua của họ đang tăng lên, họ là những khách hàng và người tiêu dùng quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy, việc đưa ra các quyết định tại các doanh nghiệp cần có sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới.
Giám đốc ILO tại Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki, cho rằng: “Hỗ trợ phụ nữ để thăng tiến trong sự nghiệp không chỉ là câu chuyện bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Thúc đẩy sự đa dạng trong quản lý bằng việc có thêm nữ giới đảm nhận các vị trí cao nhất là chìa khóa để tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và nhờ vậy, nắm bắt được các lợi ích về kinh tế và xã hội khi đất nước đang hội nhập sâu rộng hơn.”/.
Ngày càng có nhiều nữ lãnh đạo doanh nghiệp
Theo kết quả của báo cáo, mặc dù phụ nữ vẫn chiếm số ít trong số các vị trí lãnh đạo cao nhất nhưng số phụ nữ đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao và trung bình đã tăng lên trong khoảng 20 năm trở lại. Tỷ lệ nữ giới trong tất cả các vị trí quản lý tính theo quốc gia thấp nhất ở mức 2,1% tại Yemen và cao nhất ở mức 59,3% tại Jamaica (trong tổng số 108 nước).
Philippines xếp hạng cao nhất ở châu Á và đứng thứ 4 toàn cầu (47,6%), theo sau là Mông Cổ với 41,9% và đứng ở vị trí thứ 17 trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 76 với 23% phụ nữ đảm nhiệm vai trò quản lý tại các doanh nghiệp.
Tỷ lệ nữ giới giữ vị trí quản lý tăng lên trong những năm qua tại phần lớn các quốc gia ILO có số liệu, và Việt Nam cũng ghi nhận sự cải thiện dù không đáng kể. Theo Điều tra Lao động và Việc làm, tỷ lệ phụ nữ ở vị trí “lãnh đạo, quản lý và quản trị” tăng 0,5% đến mức 24,4% năm 2013 so với năm 2012 và tăng 0,6% từ năm 2011 đến năm 2012.
Bà Deborah France-Massin, Giám đốc Văn phòng Hoạt động Giới chủ của ILO cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào thị trường lao động chính là động lực lớn nhất đối với sự phát triển và gia tăng năng lực cạnh tranh của toàn cầu. Rất nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc phụ nữ tham gia vào các nhóm ra quyết định cao nhất với hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để chúng ta có thể đạt được sự bình đẳng giới thật sự tại nơi làm việc, đặc biệt là ở các vị trí quản lý cấp cao nhất.”
Báo cáo của ILO cho thấy chỉ khoảng dưới 5% các Giám đốc điều hành (CEO) của các công ty lớn trên thế giới là phụ nữ. Công ty càng lớn, càng ít khả năng người đứng đầu là phụ nữ.
Với trường hợp của Việt Nam, dữ liệu của Dự án CEO nữ toàn cầu thuộc một tổ chức có trụ sở tại Pháp (Intelligence Financial Research and Consulting) cho thấy chỉ 7% các CEO của tổng số hơn 600 công ty được khảo sát là phụ nữ và 14% thành viên hội đồng quản trị là nữ giới.
Bà France-Massin phân tích: “Việc nữ giới đảm nhận vai trò quản lý cao cấp trong các lĩnh vực chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng một nhóm các ứng cử viên tiềm năng cho các vị trí cao nhất như CEO hoặc chủ tịch. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại ‘những bức tường kính’ giới hạn phụ nữ chỉ ở một số các vị trí quản lý nhất định như nhân sự, truyền thông và hành chính.”
Quản lý nữ có lợi cho doanh nghiệp
Ngày nay, phụ nữ sở hữu và quản lý hơn 30% tổng số các doanh nghiệp toàn cầu nhưng phần lớn lại là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Riêng ở Việt Nam, Điều tra Lao động và Việc làm 2013 cho thấy 29,5% chủ lao động là nữ giới. Báo cáo cho thấy việc có thêm nhiều phụ nữ tạo lập và phát triển doanh nghiệp không chỉ quan trọng đối với bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của quốc gia.
Các tác giả của nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng phụ nữ và trẻ em gái nhận được khoảng một nửa nguồn lực của giáo dục trên thế giới, do vậy họ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các nhân tài. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Số liệu từ UNESCO cho thấy số lượng nữ giới học từ đại học trở lên luôn cao hơn nam giới trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những bằng chứng cho thấy lợi ích của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nhân tài là nữ giới, bao gồm việc thích ứng với một thị trường tiêu dùng ngày càng ảnh hưởng nhiều bởi phụ nữ. Do phụ nữ thường xuyên kiểm soát ngân sách hộ gia đình, đưa ra các quyết định tài chính và sức mua của họ đang tăng lên, họ là những khách hàng và người tiêu dùng quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy, việc đưa ra các quyết định tại các doanh nghiệp cần có sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới.
Giám đốc ILO tại Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki, cho rằng: “Hỗ trợ phụ nữ để thăng tiến trong sự nghiệp không chỉ là câu chuyện bình đẳng giới mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Thúc đẩy sự đa dạng trong quản lý bằng việc có thêm nữ giới đảm nhận các vị trí cao nhất là chìa khóa để tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và nhờ vậy, nắm bắt được các lợi ích về kinh tế và xã hội khi đất nước đang hội nhập sâu rộng hơn.”/.
Kinh tế ASEAN tiếp tục tăng trưởng nhanh  (13/01/2015)
Chúc mừng nhân 95 năm Đản sinh Đức Huỳnh giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo  (13/01/2015)
Nga bán ra 76,1 tỷ USD để hỗ trợ đồng ruble trong năm 2014  (13/01/2015)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”  (13/01/2015)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”  (13/01/2015)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”  (13/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên