Việt Nam tham dự Đại Hội đồng IPU lần thứ 131 tại Geneva
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, khoảng 800 nghị sỹ của 140 quốc gia, trong đó có 104 Chủ tịch và Phó chủ tịch quốc hội, tham dự Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 131, diễn ra từ ngày 12 đến 16-10 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu đã tham dự các hoạt động của Đại hội đồng và các hội nghị liên quan.
Trong phiên họp Hội nghị Nữ nghị sỹ IPU ngày 12-10, các chương trình nghị sự đã thu hút sự tham gia của khoảng 218 nữ nghị sỹ đến từ các nghị viện thành viên nhằm tiếp nối truyền thống gần 30 năm của IPU trong công cuộc thúc đẩy sự quan tâm đến chính trị của phụ nữ trên phạm vi toàn cầu. Hội nghị đã tiến hành đánh giá, phân tích các hoạt động và sức ảnh hưởng của tổ chức trong tiến trình tăng cường sự tham chính của phụ nữ.
Với chủ đề "Đạt được bình đẳng giới, chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ," IPU là tổ chức đi đầu cập nhật về số liệu nữ nghị sỹ tại các nghị viện, đưa ra những khuyến nghị xác đáng về các biện pháp cải thiện hệ thống lập pháp, chính sách nhằm nâng cao tiếng nói chính trị của giới nữ.
Hội nghị Nữ nghị sỹ là cơ chế tiêu biểu, thể hiện rõ nhất mục tiêu tăng cường vai trò của nữ giới trong chính trị, mang đến quyền bình đẳng chính trị của phụ nữ, là tăng cường số lượng nữ nghị sỹ hoạt động trong lĩnh vực lập pháp thông qua các điều lệ và yêu cầu dành cho các nghị viện thành viên. Hội nghị đạt được việc thực hiện nhiệm vụ tăng cường dân chủ cho giới nữ trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ của phụ nữ trên toàn thế giới.
IPU là tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới với 165 quốc gia thành viên, hoạt động trên nhiều lĩnh vực an ninh, kinh tế, dân chủ, môi trường...
Trước đó, khoảng 180 nghị sỹ trẻ từ khắp nơi trên thế giới với độ tuổi trung bình 37 đã tham dự Hội nghị toàn cầu IPU cho các đại biểu quốc hội trẻ, diễn ra tại Geneva trong hai ngày 10 và 11-10.
Được Chương trình Hỗ trợ phát triển toàn cầu (WSD) tài trợ, hội nghị này nhằm thúc đẩy sự tham gia đầy đủ và tích cực của giới trẻ trong các vấn đề chính trị. Hiện nay, các nghị sỹ dưới 30 tuổi chiếm chưa đến 2% trong quốc hội.
Hội nghị kêu gọi đưa vấn đề giáo dục chính trị lồng ghép vào các chương trình giảng dạy ở trường học; đồng thời khuyến khích sự tham gia của thanh niên trong các quyết sách chính trị ở cả cấp quốc gia và quốc tế, bao gồm cả các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG), sẽ thay thế các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) khi hết hạn vào năm 2015./.
Tuần văn hóa Việt Nam tại Vương quốc Bỉ (12/10/2014)
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam