Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với quyết tâm và nhiệm vụ mới
Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII, thống nhất với đánh giá kết quả công tác của nhiệm kỳ khóa VII, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là: thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thành công trong hoạt động của Mặt trận; thứ hai, mọi hoạt động của Mặt trận phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân; thứ ba, vai trò của Mặt trận có phát huy được hay không là nhờ vào sức mạnh tổng hợp của các tổ chức thành viên và mọi tầng lớp nhân dân; thứ tư, Mặt trận phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền các cấp để tạo ra cơ chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực cho hoạt động của Mặt trận; thứ năm, phải không ngừng nâng cao trình độ và năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ Mặt trận.
Đại hội thống nhất 5 chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII. Chương trình 1: nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chương trình 2: phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Chương trình 3: phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh. Chương trình 4: mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết hữu nghị và hợp tác quốc tế. Chương trình 5: hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đại hội đã thông qua Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII; đồng thời, thông qua toàn văn Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung.
Đại hội đã hiệp thương cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, gồm 383 người (tăng 30 người so với khóa VII). Trong đó:
+ Các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương cử 45 người tham gia, chiếm 11,7%.
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố là 63 người, chiếm 16,4%.
+ Cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, các thành phần kinh tế và người Việt Nam ở nước ngoài là 262 người, chiếm 67,7%.
+ Cán bộ chuyên trách cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 14 người.
Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII đã hiệp thương cử Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII gồm 62 vị. Trong đó:
+ Có 22 người là đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chiếm tỷ lệ 35,4% ( tăng 4 người so với khóa VII).
+ Các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, các thành phần kinh tế và người Việt Nam ở nước ngoài là 27 người (tăng 3 người so với khóa VII), chiếm tỷ lệ 43,5%.
+ Cán bộ chuyên trách cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành là 13 người (giảm 3 người so với khóa VII).
Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII đã hiệp thương cử Chủ tịch, các Phó chủ tịch chuyên trách và không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, gồm các vị:
+ Chủ tịch: ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII.
+ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII.
+ Phó Chủ tịch chuyên trách: các ông, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Bùi Thị Thanh, Nguyễn Văn Pha, Lê Bá Trình (đều nguyên là Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII).
+ Phó Chủ tịch không chuyên trách gồm: ông Đào Văn Bình (Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội), Linh mục Nguyễn Công Danh (Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam), bà Võ Thị Dung (Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh), ông Phạm Xuân Hằng (nguyên Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII), Hòa thượng Thích Thiện Nhơn (Quyền Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam), ông Tráng A Pao (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa XI).
Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thiết tha kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài tích cực hưởng ứng thực hiện 5 chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng Đảng và Nhà nước tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và hạnh phúc./.
Diễn văn bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014 - 2019  (27/09/2014)
Mặt trận tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy dân chủ  (27/09/2014)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Quảng Nam và Quảng Ngãi  (27/09/2014)
Công bố cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015  (27/09/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên