Châu Phi bắt đầu phát triển nông nghiệp toàn diện
Ngày 3-9, Ngân hàng thế giới và Thị trường chung miền Đông và Nam châu Phi (COMESA) cho biết châu lục Đen đã thúc đẩy Chương trình châu Phi phát triển nông nghiệp toàn diện (CAADP) sau khi các nước công nghiệp phát triển G8 bắt đầu giải ngân nguồn vốn cam kết 22 tỉ USD trong Chương trình an ninh lương thực và nông nghiệp toàn cầu của G8 nhằm hỗ trợ an ninh lương thực của châu Phi.
Theo cam kết của G8 tại Hội nghị cấp cao năm 2009 ở I-ta-li-a, Ngân hàng Thế giới sẽ quản lý nguồn vồn 22 tỉ USD này, trong đó Mỹ, Tây Ban Nha, Ca-na-đa và Hàn Quốc cùng với Quỹ Bill & Melinda Gates đóng góp nguồn vốn là các đối tác phát triển.
CAADP đã được hội nghị cấp cao Liên minh châu Phi phê chuẩn năm 2003, theo đó các nước châu Phi cam kết tăng chi phí cho nông nghiệp 6% hàng năm để đối ứng. Mục tiêu của CAADP là giúp châu Phi đảm bảo an ninh lương thực và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thông qua ưu tiên phát triển nông nghiệp.
Tiến sĩ Na-li-se-bô Mê-ê-be-lô (Nalishebo Meebelo), điều phối viên của COMESA về CAADP nhấn mạnh bốn trụ cột của chương trình này bao gồm hỗ trợ quản lý bền vững nguồn nước và đất đai, tăng cường kết cấu hạ tầng thương mại và tiếp thị, tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng, thúc đẩy nghiên cứu nông nghiệp, đồng thời mở rộng đào tạo để tiếp thụ và áp dụng các kỹ thuật mới.
Các nước Tô-gô, Xi-ê-ra (Li-on Sierra Leone) và Ru-an-đa đã tiếp nhận nguồn vốn này và sau đó là các nước E-ti-ô-pi-a, U-gan-đa, Ke-ni-a, và Ma-la-uy sẽ tiếp nhận vốn vào cuối tháng 9. Nhiều nước châu Phi khác tiếp tục liên kết chương trình nông nghiệp quốc gia với CAADP của G8 để tiếp nhận nguồn vốn.
Ưu tiên chiến lược phát triển nông nghiệp của các nước châu Phi là tăng năng suất và sản lượng lương thực, phát triển công nghiệp chế biến, tăng năng lực tiếp thị, phát triển nguồn nhân lực và năng lực thể chế, mở rộng hành lang phát triển và thương mại ưu tiên khu vực./.
Việt Nam thúc đẩy sáng kiến vì an ninh lương thực  (04/09/2010)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện đường lối Đại hội X, hướng tới thành công Đại hội lần thứ XI của Đảng  (04/09/2010)
Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2010  (04/09/2010)
Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Mô-dăm-bích  (03/09/2010)
Kỷ niệm trọng thể ngày Quốc khánh tại Pháp  (03/09/2010)
WTO: Kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng  (03/09/2010)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên