Chính thức ký hiệp định về hạt nhân Việt Nam - Hoa Kỳ
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Barack Obama, ngày 06-5-2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã ký chính thức Hiệp định hợp tác giữa hai quốc gia về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123).
Trước đó, Hiệp định này đã được ký tắt giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry vào ngày 10-10-2013 tại Brunei trong khuôn khổ của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23.
Hiệp định 123 được ký kết trên tinh thần của Mục 123 về “Hợp tác với các quốc gia khác” trong Luật Năng lượng nguyên tử năm 1954 của Hoa Kỳ nhằm điều chỉnh các giao dịch thương mại trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và tạo khung pháp lý để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác Hoa Kỳ trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử, đặc biệt trong phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam. Hiệp định này là cơ sở để Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ hạt nhân tiên tiến, hiện đại trực tiếp hoặc có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cho các dự án điện hạt nhân của Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Quân nhận định, việc ký Hiệp định đánh dấu bước tiến quan trọng về sự tin cậy trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Bên cạnh đó, Hiệp định sẽ mở ra những triển vọng to lớn cho cả hai bên trong việc thúc đẩy những dự án hợp tác cụ thể về ứng dụng bức xạ cũng như phát triển điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Phạm vi hợp tác của Hiệp định gồm phát triển việc sử dụng năng lượng hạt nhân; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lò phản ứng hạt nhân dân sự, quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng; đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng đồng vị phóng xạ trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế và môi trường; bảo vệ bức xạ, quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu đã qua sử dụng; an toàn, an ninh, thanh sát và không phổ biến hạt nhân.
Hiệp định cũng quy định chỉ chuyển giao nhiên liệu urani có độ giàu thấp và các vật liệu, thiết bị được chuyển giao để thực hiện các ứng dụng theo khuôn khổ của Hiệp định. Hiệp định có hiệu lực 30 năm, có hiệu lực với mỗi giai đoạn là 5 năm và có thể được sửa đổi khi có thỏa thuận giữa hai bên thông qua đường ngoại giao./.
Việt Nam coi văn hóa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội  (06/05/2014)
Lễ khai trương Hệ thống thông tin chuyên ngành tuyên giáo  (06/05/2014)
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị  (06/05/2014)
Đường dây 500 kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông: Chính thức đóng điện và đưa vào vận hành  (06/05/2014)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ  (06/05/2014)
Hội thảo khoa học về việc đặt tên đường, phố ở Hà Nội  (06/05/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên