“Ký ức Điện Biên” - sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại
16:48, ngày 29-04-2014
TCCSĐT - Sáng 28-4-2014, tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình giao lưu “Ký ức Điện Biên - Hành trang để phát triển” và khai mạc triển lãm “Ký ức Điện Biên”.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình “Về nguồn” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07-5-1954 - 07-5-2014).
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Điện Biên; đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa; các cựu chiến binh từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và thân nhân các gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách tỉnh Điện Biên.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên nhấn mạnh, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh đoàn kết, tinh thần, khí phách của cả dân tộc Việt Nam, trong đó có sự đóng góp to lớn của các bà, các mẹ, các chị. Trong thời điểm ấy, phụ nữ tham gia dân công, làm đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đến mặt trận, chăm sóc thương binh, bệnh binh, biểu diễn văn công, nấu ăn, khâu, vá áo cho chiến sĩ…
Việc tổ chức Chương trình giao lưu “Ký ức Điện Biên - Hành trang để phát triển” và triển lãm “Ký ức Điện Biên” vào đúng những ngày kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ mang ý nghĩa to lớn, là dịp để lớp trẻ hôm nay gặp gỡ các nhân chứng từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và hiểu hơn về thế hệ phụ nữ cách đây 60 năm.
Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh: truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam là tài sản tinh thần được xây bằng máu xương của nhiều thế hệ. Tài sản tinh thần ấy chính là cội gốc để phụ nữ Việt Nam phát huy sức mạnh đoàn kết, vượt lên chính mình, cống hiến nhiều hơn nữa cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hằng năm. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khẳng định, phụ nữ các dân tộc tỉnh Điện Biên và phụ nữ vùng Tây Bắc là một bộ phận không thể thiếu của phụ nữ dân tộc Việt Nam, có những đóng góp tích cực làm thay đổi đời sống và bộ mặt quê hương, từng bước xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.
Trong chương trình “Ký ức Điện Biên - Hành trang để phát triển”, qua phần giao lưu, trò chuyện giữa các cựu chiến binh Chiến dịch Điện Biên Phủ với các mẹ liệt sĩ, cựu chiến binh, cựu dân công hỏa tuyến cùng các chiến sĩ trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, những câu chuyện, những ký ức hào hùng của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được tái hiện, góp phần làm rõ tầm quan trọng của lực lượng nữ thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong thời kỳ kháng chiến.
Tại chương trình, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã trao tặng 60 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho các chị, em thuộc diện nghèo của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu mỗi tỉnh 30 căn nhà, với tổng trị giá hơn 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng các doanh nhân, đơn vị đã trao tặng 12 suất quà (mỗi suất trị giá hơn 1 triệu đồng) cho mẹ và vợ của các liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
Cùng với chương trình giao lưu, triển lãm “Ký ức Điện Biên” đã tái hiện sinh động cuộc sống chiến đấu của quân và dân ta cũng như các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Các kỷ vật được trưng bày trong triển lãm là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ đi trước và thế hệ trẻ hôm nay. Triển lãm đã thể hiện chân thực hơi thở cuộc sống và không khí, tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” của những người mẹ, người chị trong những năm, tháng chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trong khuôn khổ Chương trình “Về nguồn”, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng đã tổ chức các hoạt động: dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang A1, Him Lam, Độc Lập (thành phố Điện Biên Phủ); thăm, tặng quà 02 đồn biên phòng và hội liên hiệp phụ nữ các xã Phìn Hồ, Si Pa Phìn (huyện Nậm Pồ); thăm, tặng quà Hội Liên hiệp Phụ nữ Mường Phăng và gia đình chính sách của xã Mường Phăng (huyện Điện Biên)... Đây là hoạt động thiết thực nhằm tri ân công lao của các anh hùng, liệt sĩ, các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; qua đó, tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ noi gương truyền thống cách mạng, noi theo những tấm gương của nữ thanh niên xung phong, nữ thanh niên hỏa tuyến đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho chiến thắng Điện Biên Phủ./.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Điện Biên; đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa; các cựu chiến binh từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và thân nhân các gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách tỉnh Điện Biên.
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm “Ký ức Điện Biên - Hành trang để phát triển” |
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên nhấn mạnh, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh đoàn kết, tinh thần, khí phách của cả dân tộc Việt Nam, trong đó có sự đóng góp to lớn của các bà, các mẹ, các chị. Trong thời điểm ấy, phụ nữ tham gia dân công, làm đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đến mặt trận, chăm sóc thương binh, bệnh binh, biểu diễn văn công, nấu ăn, khâu, vá áo cho chiến sĩ…
Việc tổ chức Chương trình giao lưu “Ký ức Điện Biên - Hành trang để phát triển” và triển lãm “Ký ức Điện Biên” vào đúng những ngày kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ mang ý nghĩa to lớn, là dịp để lớp trẻ hôm nay gặp gỡ các nhân chứng từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và hiểu hơn về thế hệ phụ nữ cách đây 60 năm.
Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh: truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam là tài sản tinh thần được xây bằng máu xương của nhiều thế hệ. Tài sản tinh thần ấy chính là cội gốc để phụ nữ Việt Nam phát huy sức mạnh đoàn kết, vượt lên chính mình, cống hiến nhiều hơn nữa cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hằng năm. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khẳng định, phụ nữ các dân tộc tỉnh Điện Biên và phụ nữ vùng Tây Bắc là một bộ phận không thể thiếu của phụ nữ dân tộc Việt Nam, có những đóng góp tích cực làm thay đổi đời sống và bộ mặt quê hương, từng bước xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.
Trong chương trình “Ký ức Điện Biên - Hành trang để phát triển”, qua phần giao lưu, trò chuyện giữa các cựu chiến binh Chiến dịch Điện Biên Phủ với các mẹ liệt sĩ, cựu chiến binh, cựu dân công hỏa tuyến cùng các chiến sĩ trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, những câu chuyện, những ký ức hào hùng của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được tái hiện, góp phần làm rõ tầm quan trọng của lực lượng nữ thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong thời kỳ kháng chiến.
Tại chương trình, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã trao tặng 60 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho các chị, em thuộc diện nghèo của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu mỗi tỉnh 30 căn nhà, với tổng trị giá hơn 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng các doanh nhân, đơn vị đã trao tặng 12 suất quà (mỗi suất trị giá hơn 1 triệu đồng) cho mẹ và vợ của các liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp.
Cùng với chương trình giao lưu, triển lãm “Ký ức Điện Biên” đã tái hiện sinh động cuộc sống chiến đấu của quân và dân ta cũng như các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Các kỷ vật được trưng bày trong triển lãm là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ đi trước và thế hệ trẻ hôm nay. Triển lãm đã thể hiện chân thực hơi thở cuộc sống và không khí, tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” của những người mẹ, người chị trong những năm, tháng chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trong khuôn khổ Chương trình “Về nguồn”, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng đã tổ chức các hoạt động: dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang A1, Him Lam, Độc Lập (thành phố Điện Biên Phủ); thăm, tặng quà 02 đồn biên phòng và hội liên hiệp phụ nữ các xã Phìn Hồ, Si Pa Phìn (huyện Nậm Pồ); thăm, tặng quà Hội Liên hiệp Phụ nữ Mường Phăng và gia đình chính sách của xã Mường Phăng (huyện Điện Biên)... Đây là hoạt động thiết thực nhằm tri ân công lao của các anh hùng, liệt sĩ, các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng; qua đó, tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ noi gương truyền thống cách mạng, noi theo những tấm gương của nữ thanh niên xung phong, nữ thanh niên hỏa tuyến đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho chiến thắng Điện Biên Phủ./.
Bộ trưởng Y tế kiểm tra phòng chống sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh  (28/04/2014)
Phó Chủ tịch nước tiếp đoàn cựu chiến binh Điện Biên  (28/04/2014)
Phó Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị Đại lễ Phật đản  (28/04/2014)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp xúc cử tri Hà Tĩnh  (28/04/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên