Họp báo Chính phủ tháng 5-2013
20:09, ngày 26-05-2013
TCCSĐT - Ngày 26-5, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5-2013. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì họp báo. Tham dự Họp báo có đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…
Đánh giá khái quát tình hình kinh tế - xã hội nước ta tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2013, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết thời gian qua, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai, cụ thể hóa các giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 7-1-2013 của Chính phủ và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ để đưa vào cuộc sống. Nhìn chung, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục diễn biến tích cực, đúng hướng; kiềm chế được lạm phát, giá cả, thị trường khá ổn định; lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm, cùng nhiều biện pháp miễn giảm thuế, giãn thuế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định; thanh khoản các ngân hàng thương mại cải thiện đáng kể. Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng trở lại. Tuy còn nhiều khó khăn song sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi; an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm. Đời sống người dân, đặc biệt là người dân nghèo, người dân tộc thiểu số, người mất việc làm được quan tâm. An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
Về ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2013 giảm 0,06% so với tháng trước. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do: Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm hai đợt liên tục trong tháng 4-2013; giá các mặt hàng lương thực và thực phẩm tiếp tục giảm do nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI vẫn ở mức cao, tháng 5-2013 tăng 6,36%, bình quân 5 tháng tăng 6,74%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm ước đạt 49,94 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 51,86 tỷ USD, tăng 16,8%. Nhập siêu khoảng 1,92 tỷ USD, bằng 3,85% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA đạt khá, vốn FDI thực hiện ước đạt 4,58 tỷ USD, tăng 1,6%; vốn đăng ký ước đạt khoảng 8,52 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Vốn ODA giải ngân ước đạt 1,5 tỷ USD, đạt 31,3% kế hoạch năm 2013.
Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục có những chuyển biến, nhất là công nghiệp chế biến, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01-5-2013 của ngành công nghiệp chế biến tăng 12,3% so với cùng thời điểm năm trước, giảm nhiều so với cùng thời điểm tháng trước (13,1%).
Nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển ổn định. Diện tích lúa vụ đông xuân ở các tỉnh miền Bắc đạt 1.157,1 nghìn ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh phía Nam đã thu hoạch 1.950,7 nghìn ha, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước (sản lượng ước đạt 13,1 triệu tấn, tương đương vụ đông xuân năm 2012). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 0,8% so với tháng trước; lũy kế 5 tháng đầu năm ước tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm ước đạt 2,97 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
Về an sinh xã hội, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác
Tính chung 5 tháng đầu năm ước tạo việc làm cho trên 602,2 nghìn lao động, đạt 37,65% kế hoạch năm, trong đó, xuất khẩu lao động trên 32,2 nghìn người, đạt 37,9%.
Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện như hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm cho lao động nông thôn, lao động mất việc làm, hộ gia đình nghèo bị thu hồi đất sản xuất; chú trọng các giải pháp, chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững; hỗ trợ cứu đói;…
Trong tháng, tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, so với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 2,9%; số người chết tăng 2,8%; số người bị thương giảm 14,7%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng đã chỉ ra những hạn chế mà nền kinh tế cần tập trung khắc phục, trong đó nổi lên là cơ chế, chính sách để thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ (nhất là Nghị quyết số 01, 02 của Chính phủ) ban hành chậm; chậm đi vào cuộc sống. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng đều gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn, tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu doanh nghiệp tiến hành chậm. Tái cấu trúc ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng như tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản chậm được giải quyết.
Trả lời băn khoăn của phóng viên về nguy cơ thiểu phát, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định cả nguy cơ thiểu phát và nguy cơ lạm phát đều được đặt ra và phân tích kỹ. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý.
Về nguồn vốn cho dự án quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh khu vực qua Tây Nguyên (quốc lộ 14), Bộ trưởng cho rằng đây là những công trình kết cấu hạ tầng đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, cần phải được quan tâm đầu tư. Trong bối cảnh chi đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm, cần phải xã hội hóa nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn. Trong cả công trình quốc lộ 1A, có đoạn có thể kêu gọi được đầu tư, có đoạn không thể kêu gọi được, phải đầu tư từ nguồn vốn nhà nước. Ngay từ năm 2012, Chính phủ đã đề xuất, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết cho phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp có sự bảo lãnh của Chính phủ. Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp rất khó phát hành, hơn nữa, chi phí lại cao. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đã bàn và đề nghị Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu chính phủ để thực hiện các dự án của hai con đường này.
Về sự cố rã lưới điện cao thế, gây mất điện trên diện rộng ở các tỉnh miền Nam, Bộ trưởng Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương đều khẳng định đây là sự cố lớn, chưa từng xảy ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét lại một cách nghiêm túc nguyên nhân, trách nhiệm, rà soát lại từ các quy định đến việc thực hiện các quy định cũng như công tác kiểm tra, giám sát cho việc bảo đảm an toàn lưới điện. Ngành điện cần xem xét lại một cách toàn diện để không để xảy ra những sự cố tương tự trong tương lai.
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành còn trả lời nhiều câu hỏi khác của các nhà báo./.
Về ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2013 giảm 0,06% so với tháng trước. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do: Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm hai đợt liên tục trong tháng 4-2013; giá các mặt hàng lương thực và thực phẩm tiếp tục giảm do nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI vẫn ở mức cao, tháng 5-2013 tăng 6,36%, bình quân 5 tháng tăng 6,74%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm ước đạt 49,94 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 51,86 tỷ USD, tăng 16,8%. Nhập siêu khoảng 1,92 tỷ USD, bằng 3,85% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA đạt khá, vốn FDI thực hiện ước đạt 4,58 tỷ USD, tăng 1,6%; vốn đăng ký ước đạt khoảng 8,52 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Vốn ODA giải ngân ước đạt 1,5 tỷ USD, đạt 31,3% kế hoạch năm 2013.
Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục có những chuyển biến, nhất là công nghiệp chế biến, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01-5-2013 của ngành công nghiệp chế biến tăng 12,3% so với cùng thời điểm năm trước, giảm nhiều so với cùng thời điểm tháng trước (13,1%).
Nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển ổn định. Diện tích lúa vụ đông xuân ở các tỉnh miền Bắc đạt 1.157,1 nghìn ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh phía Nam đã thu hoạch 1.950,7 nghìn ha, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước (sản lượng ước đạt 13,1 triệu tấn, tương đương vụ đông xuân năm 2012). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 0,8% so với tháng trước; lũy kế 5 tháng đầu năm ước tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm ước đạt 2,97 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước.
Về an sinh xã hội, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác
Tính chung 5 tháng đầu năm ước tạo việc làm cho trên 602,2 nghìn lao động, đạt 37,65% kế hoạch năm, trong đó, xuất khẩu lao động trên 32,2 nghìn người, đạt 37,9%.
Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện như hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm cho lao động nông thôn, lao động mất việc làm, hộ gia đình nghèo bị thu hồi đất sản xuất; chú trọng các giải pháp, chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững; hỗ trợ cứu đói;…
Trong tháng, tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, so với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 2,9%; số người chết tăng 2,8%; số người bị thương giảm 14,7%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng đã chỉ ra những hạn chế mà nền kinh tế cần tập trung khắc phục, trong đó nổi lên là cơ chế, chính sách để thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ (nhất là Nghị quyết số 01, 02 của Chính phủ) ban hành chậm; chậm đi vào cuộc sống. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng đều gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn, tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu doanh nghiệp tiến hành chậm. Tái cấu trúc ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng như tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản chậm được giải quyết.
Trả lời băn khoăn của phóng viên về nguy cơ thiểu phát, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định cả nguy cơ thiểu phát và nguy cơ lạm phát đều được đặt ra và phân tích kỹ. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý.
Về nguồn vốn cho dự án quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh khu vực qua Tây Nguyên (quốc lộ 14), Bộ trưởng cho rằng đây là những công trình kết cấu hạ tầng đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, cần phải được quan tâm đầu tư. Trong bối cảnh chi đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm, cần phải xã hội hóa nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn. Trong cả công trình quốc lộ 1A, có đoạn có thể kêu gọi được đầu tư, có đoạn không thể kêu gọi được, phải đầu tư từ nguồn vốn nhà nước. Ngay từ năm 2012, Chính phủ đã đề xuất, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết cho phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp có sự bảo lãnh của Chính phủ. Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp rất khó phát hành, hơn nữa, chi phí lại cao. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đã bàn và đề nghị Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu chính phủ để thực hiện các dự án của hai con đường này.
Về sự cố rã lưới điện cao thế, gây mất điện trên diện rộng ở các tỉnh miền Nam, Bộ trưởng Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương đều khẳng định đây là sự cố lớn, chưa từng xảy ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét lại một cách nghiêm túc nguyên nhân, trách nhiệm, rà soát lại từ các quy định đến việc thực hiện các quy định cũng như công tác kiểm tra, giám sát cho việc bảo đảm an toàn lưới điện. Ngành điện cần xem xét lại một cách toàn diện để không để xảy ra những sự cố tương tự trong tương lai.
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành còn trả lời nhiều câu hỏi khác của các nhà báo./.
Thủ tướng Nhật Bản quyết chiếm thị trường Myanmar  (26/05/2013)
Tổng thống Palestine thông báo lập chính phủ mới  (26/05/2013)
5 tháng đầu năm tín dụng VND tăng 4,57%  (26/05/2013)
“Phải đầu tư thêm đường dây 500KV hòa lưới điện”  (26/05/2013)
Pháp thu hàng triệu viên aspirin giả từ Trung Quốc  (26/05/2013)
Trí thức trẻ cống hiến cho quê hương  (26/05/2013)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển