Thủ tướng Nhật Bản quyết chiếm thị trường Myanmar
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Myanmar, mang theo gần 1 tỷ USD tiền viện trợ phát triển và một kế hoạch thiết lập mạng lưới điện trên toàn quốc cho đất nước này. Đây là một trong những nỗ lực của Nhật Bản nhằm tìm kiếm chỗ đứng trong các dự án phát triển đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Myanmar.
Chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nhật Bản diễn ra sau chuyến thăm của nhiều nhà lãnh đạo thế giới đến quốc gia này kể từ khi Myanmar được chào đón trở lại cộng đồng quốc tế, sau khi một chính phủ dân sự trên danh nghĩa được thành lập ở Naypidaw. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản đến Myanmar kể từ năm 1977.
Trong chuyến thăm này, ông Abe sẽ đóng vai trò là "giám đốc kinh doanh" của công ty Japan Inc., đặt mục tiêu tăng gấp ba lần hoạt động xuất khẩu cơ sở hạ tầng của công ty này nhằm giúp khôi phục nền kinh tế trì trệ của Nhật Bản.
Mọi động thái ngoại giao dù nhỏ nhặt nhất đang được theo dõi sát sao. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Tokyo muốn hỗ trợ tiến trình chuyển đổi nhanh chóng tại Myanmar. Theo quan chức này, chuyến thăm sẽ "chứng tỏ rằng cả khu vực nhà nước và tư nhân của Nhật Bản sẵn lòng hỗ trợ tối đa mọi nỗ lực hướng đến dân chủ, đề cao luật pháp, thị trường hóa và hòa giải dân tộc của Myanmar."
Quan chức này cho biết Thủ tướng Abe, người hiện có tỷ lệ ủng hộ khá cao ở trong nước nhờ những thành tích kinh tế đáng khích lệ và những thành tựu nổi bật của các thị trường chứng khoán, sẽ ở thăm Myanmar trong 3 ngày.
Nhật báo kinh tế Nikkei của Nhật Bản ngày 23-5 đưa tin Thủ tướng Abe sẽ công bố viện trợ phát triển cho Myanmar 100 tỷ yen (980 triệu USD).
Quan chức trên cho biết tháp tùng ông Abe sẽ là một phái đoàn doanh nhân hùng hậu gồm 40 người, trong đó có các quan chức điều hành chính của một số công ty thương mại hàng đầu của Nhật Bản như Mitsubishi, Mitsui, Marubeni and Sumitomo, và các công ty chuyên về cơ sở hạ tầng như Taisei và JGC.
Nhật báo Nikkei cho biết, trong chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Abe, Nhật Bản sẽ đề xuất một kế hoạch cơ bản về phát triển mạng lưới điện tại Myanmar vào năm 2030, đồng thời nêu ý tưởng sử dụng các công nghệ xanh mà trong đó các công ty của Nhật Bản như Mitsubishi Heavy Industries, Hitachi và Toshiba sẽ hỗ trợ.
Tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản cho biết ông muốn Nhật Bản sẽ bán được các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng trị giá 30.000 tỷ yên vào năm 2020, đồng thời cam kết sẽ đi khắp thế giới để "tiếp thị."
Myanmar rõ ràng là một điểm đến mà ông Abe nhắm tới vì nước này đang cần các nguồn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng và thay thế các cơ sở hạ tầng đổ nát, trong khi Nhật Bản - nước dựa vào xuất khẩu - lại đang tìm kiếm những cơ hội mới tại đất nước giàu tài nguyên này để thúc đẩy sự phát triển vốn đang trì trệ của mình.
Quan chức trên cho biết ngoài chương trình nghị sự kinh tế, ông Abe được cho là sẽ đề cập đến vấn đề các nhóm thiểu số sắc tộc của Myanmar do những tháng gần đây tại Myanmar xảy ra rất nhiều vụ đổ máu liên quan đến sắc tộc và tôn giáo.
Ông nói: "Hai đến ba năm tới là thời điểm vô cùng quan trọng không chỉ đối với các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà còn đối với các mối quan hệ song phương của chúng tôi", đồng thời lưu ý rằng Myanmar sẽ đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN vào năm tới và rằng "còn rất nhiều việc phải làm trong công cuộc cải cách chính trị ở Myanmar."
Quan chức trên nhấn mạnh: "Thông điệp quan trọng nhất gửi đến Myanmar... là chính quyền Abe nghĩ rằng các nước ASEAN có vai trò quan trọng đối với Nhật Bản, và Myanmar là nước duy nhất mà cả Ngoại trưởng lẫn Thủ tướng Nhật Bản vẫn chưa đến thăm."
Ngoài cuộc gặp cấp cao ngày 26-5 với Tổng thống Myanmar Thein Sein, Thủ tướng Abe còn gặp nhà lãnh đạo phe đối lập của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, người đã tới Nhật Bản hồi tháng trước.
Không giống các nước đồng minh phương Tây, Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ thương mại và đối thoại với Myanmar trong những năm chính phủ quân sự nắm quyền ở đất nước này vì cho rằng việc áp dụng lập trường cứng rắn đối với Myanmar có thể đẩy Naypyidaw xích lại gần hơn với Trung Quốc, đồng minh then chốt của Myanmar.
Một quan chức thuộc văn phòng Tổng thống Myanmar, yêu cầu giấu tên, nói với AFP: "Myanmar... rất cần sự hỗ trợ cụ thể của Nhật bản. Nhật Bản có thể giúp Myanmar về công nghệ, ngân hàng, thị trường tiền tệ, phát triển nhân lực, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, nhà máy, xóa nợ, hỗ trợ tăng cường và cơ sở hạ tầng."
Tháng 12-2012, hai nước đã nhất trí trong năm 2013 khởi công một khu công nghiệp lớn ở gần Yangon. Tháng 1/2013, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết Nhật Bản sẽ thực thi cam kết xóa nợ cho Myanmar và cung cấp các khoản cho vay mới. Tháng 4-2012, chính phủ Nhật Bản khi đó thông báo sẽ xóa nợ 300 tỷ yen (3,4 tỷ USD) trong tổng số tiền 500 tỷ yen mà Nhật Bản cho Myanmar vay sau khi nước này thực hiện một loạt cải cách chính trị mạnh mẽ./.
Tổng thống Palestine thông báo lập chính phủ mới  (26/05/2013)
5 tháng đầu năm tín dụng VND tăng 4,57%  (26/05/2013)
“Phải đầu tư thêm đường dây 500KV hòa lưới điện”  (26/05/2013)
Pháp thu hàng triệu viên aspirin giả từ Trung Quốc  (26/05/2013)
Trí thức trẻ cống hiến cho quê hương  (26/05/2013)
Trí thức trẻ cống hiến cho quê hương  (26/05/2013)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển