Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi
Ngày 27-1-2013, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 20 đã khai mạc tại thủ đô A-đi A-bê-ba của Ê-ti-ô-pi-a với chương trình nghị sự tập trung thảo luận các vấn đề nổi bật mà châu lục này đang phải đối mặt.
Tổng thống Bê-nanh Thô-mát Bô-ni Y-a-yi (Thomas Boni Yayi), Chủ tịch AU, đã chính thức tuyên bố khai mạc hội nghị với chủ đề "Chủ nghĩa Liên châu Phi và Phục hưng châu Phi". Hội nghị có sự tham dự của 36 nhà lãnh đạo đứng đầu nhà nước và chính phủ các quốc gia châu Phi. Những vấn đề được tập trung thảo luận là cách thức giải quyết các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Cộng hòa dân chủ Công-gô, Cộng hòa Trung Phi, Ma-li, Xu-đăng, Nam Xu-đăng và Xô-ma-li.
Chủ tịch Ủy ban AU Nơ-cô-xa-da-na Đơ-la-mi-ni Giu-ma (Nkosazana Dlamini-Zuma) cho rằng, cần nhấn mạnh sự cần thiết của hòa bình và an ninh, vì không có những điều này, không quốc gia hay khu vực nào có thể hy vọng đạt được sự thịnh vượng. Tình trạng giao tranh ở Mali được đặc biệt quan tâm tại Hội nghị thượng đỉnh AU năm nay. Trước đó, tại một hội nghị an ninh ngày 25-1, AU đã nhất trí tăng cường lực lượng can thiệp của châu Phi tại Ma-li (AFISMA) và đề nghị các nước thành viên trong vòng một tuần đưa ra cam kết đóng góp quân.
Bên cạnh đó, vấn đề chuyển dịch kinh tế cũng được đặc biệt quan tâm. Chủ tịch Ủy ban AU D.Giu-ma nhận xét châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, là yếu tố quan trọng trong sự điều chỉnh công nghiệp hóa.
Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị ngày 27-1-2013, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun (Ban Ki-moon) kêu gọi các quốc gia châu Phi nỗ lực hơn nữa trong việc trao quyền hạn, trách nhiệm cho thanh niên và nữ giới, khuyến khích các lực lượng này trở thành động lực cho hòa bình và phát triển kinh tế. Ông Ban Ki-mun nhận xét so với các châu lục khác, châu Phi có tỷ lệ cao nhất về dân số trẻ và chính sách như vậy sẽ giúp tạo dựng sự công bằng kinh tế, điều quan trọng để giúp châu lục này duy trì hòa bình và thịnh vượng.
Hội nghị kéo dài hai ngày này cũng sẽ lựa chọn Chủ tịch mới của AU thay Chủ tịch mãn nhiệm là Tổng thống Bê-nanh Thô-mát Bô-ni Y-a-yi (Thomas Boni Yayi)./
Lễ ký hợp đồng EPC Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn  (27/01/2013)
Khánh thành Khu di tích lịch sử Bộ Quốc gia Giáo dục  (26/01/2013)
Thủ tướng cùng Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại tỉnh Thanh Hóa  (26/01/2013)
Cần quyết liệt hơn trong công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông  (26/01/2013)
Điện mừng Quốc khánh lần thứ 225 của Ô-xtrây-li-a  (26/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay