Đánh thức tiềm năng ở cửa khẩu biên mậu Tây Bắc
Không khí tấp nập bao trùm một góc miền biên ải như khẳng định vị thế là cửa ngõ giao thương đặc biệt quan trọng ở phía bắc Tổ quốc.
Được cán bộ hải quan đưa đi thăm từng khu vực trong hội sở làm việc, chúng tôi cảm nhận không khí khẩn trương, liên tục của các cán bộ làm thủ tục thông quan tại đây.
Các anh không ngơi tay nhập dữ liệu vào dàn máy tính, các doanh nghiệp hối hả kê khai thủ tục hải quan thông qua máy tính nội bộ để xuất nhập khẩu, mỗi doanh nghiệp chỉ mất chừng 10 phút là hoàn thành thủ tục.
Ông Nguyễn Khánh Quang, Cục trưởng Hải quan Lào Cai cho biết, từ ngày triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử, hải quan Lào Cai đã bớt được các khâu hậu kiểm vốn tốn nhiều thời gian và công sức, qua đó rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất nhập khẩu nhanh gọn, chính xác hơn. Năm 2012, kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn Lào Cai đạt 1,258 tỷ USD.
Tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, ngành hải quan đang áp dụng 13 phần mềm quản lý hải quan, cài đặt chương trình khai báo hải quan từ xa cùng với hệ thống thông tin bảo đảm thông suốt nên đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cho cán bộ, công chức hải quan trong công việc; đáp ứng tốt cho công tác khai báo hải quan từ xa và giải đáp một số vướng mắc cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc).
Các lô hàng xuất khẩu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định phân luồng kiểm tra (luồng xanh) thời gian thông quan chỉ mất 5-10 phút; tương tự các lô hàng nhập khẩu cũng chỉ mất 10-15 phút. Qua đó, góp phần quan trọng để Lào Cai xếp vị trí số một về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và thu ngân sách đạt trên 3.000 tỷ đồng trong năm 2012, dẫn đầu trong số các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) đã đưa cửa khẩu quốc tế Lào Cai trở thành cửa khẩu "tỷ đô" trong năm 2012 và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong những năm tiếp theo.
Trưởng ban quản lý kinh tế cửa khẩu Đoàn Đình Khôi chia sẻ, Lào Cai - Hà Khẩu là cặp cửa khẩu duy nhất giữa Việt Nam với Trung Quốc hội đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thủy và tương lai gần là cả đường hàng không. Đây chính là cửa ngõ trên bộ phía Tây Bắc, giúp các địa phương trong cả nước thông thương với thị trường rộng lớn miền tây Trung Quốc đầy tiềm năng phát triển, có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, sức tiêu thụ hàng hóa nông, hải sản rất lớn.
Với Trung Quốc, đây là lối mở ngắn nhất, thuận tiện nhất cho tỉnh Vân Nam nói riêng và vùng tây nam Trung Quốc nói chung (gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 5 triệu km2 và dân số hơn 300 triệu người) thông ra các cảng biển tới nước thứ ba và ngược lại. Hàng năm có khoảng 1,5 triệu lượt người, 50.000 lượt xe ôtô, 1.300 đội tàu xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai. Cửa khẩu Lào Cai đang lớn lên từng ngày, rộng mở về không gian và nâng cao chất lượng thông quan, dịch vụ.
Do vậy, từ năm 2006, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã đề ra chiến lược “hai hành lang, một vành đai,” tạo tiền đề xây dựng “con đường tơ lụa” mới trong thời hội nhập. Nắm bắt thời cơ, Lào Cai đã xây dựng “Đề án phát triển kinh tế cửa khẩu,” trọng tâm là phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng; áp dụng cơ chế quản lý vận hành khoa học, tiên tiến; chính sách thu hút đầu tư và cung cấp các dịch vụ công hiệu quả.
Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai phấn khởi cho hay, khi tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian chạy xe xuống còn một nửa, khoảng bốn tiếng đồng hồ cho quãng đường gần 400km, nâng năng lực vận chuyển hàng hóa lên gấp đôi hiện nay. Điều này sẽ tạo sức bật mới cho Lào Cai cất cánh, xứng tầm cửa ngõ giao thương trọng yếu nơi biên cương phía bắc của đất nước. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách của Chính phủ hai nước về kinh tế cửa khẩu, quản lý biên giới, xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai; hoạt động xuất nhập cảnh và du lịch sôi động.
Tuy nhiên, để có thể đánh thức tiềm năng và vị thế sẵn có, Lào Cai rất cần sự quan tâm của Chính phủ cũng như các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc); đồng thời cùng với sự nỗ lực thúc đẩy hợp tác từ phía Chính phủ hai nước Việt - Trung và sự quan tâm của các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Có như vậy, Lào Cai chắc chắn sẽ tạo những bứt phá ngoạn mục trong giao lưu kinh tế qua biên giới và đem lại những thành tựu lớn trong chiến lược phát triển của vùng Tây Bắc và cả nước./.
CPI tháng 1 của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,44%  (21/01/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Brúc-xen, đi thăm cấp Nhà nước Cộng hòa I-ta-li-a  (20/01/2013)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng quà học sinh nghèo, đối tượng chính sách tỉnh Điện Biên  (20/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay