IAEA và Iran nối lại đàm phán chương trình hạt nhân
Ngày 13-12, các chuyên gia thuộc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã có mặt tại thủ đô Tehran của Iran để thảo luận với giới chức nước này về chương trình hạt nhân gây tranh cãi.
Theo hãng thông tấn ISNA, 7 chuyên gia của IAEA dự kiến sẽ tiến hành các cuộc thảo luận kín với các quan chức Iran về các vấn đề còn tồn đọng xung quanh chương trình hạt nhân của nước này.
Tuy nhiên, ISNA cho biết hiện tại phía Iran vẫn chưa đồng ý để các thanh sát viên của IAEA tiếp cận cơ sở hạ tầng hạt nhân và các căn cứ quân sự của nước này.
Phát biểu tại thủ đô Vienna, Áo ngày 12-12 trước khi lên đường đến Tehran, Phó Tổng Giám đốc IAEA Herman Nackaerts cho biết mục đích của các cuộc đàm phán lần này là nhằm đạt được một thỏa thuận về cách tiếp cận mang tính xây dựng trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến khả năng phục vụ mục đích quân sự của chương trình hạt nhân Iran.
Ông Nackaerts cũng bày tỏ hy vọng Iran sẽ sẽ chấp thuận để các thanh sát viên quốc tế tiếp cận tổ hợp quân sự Parchin ở khu vực Đông Nam nước này.
Iran đã bác bỏ các cáo buộc rằng nước này đang bí mật phát triển các công nghệ cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân tại căn cứ Parchin, đồng thời từ chối để các thanh sát viên tiếp cận khu vực này do cho rằng đó chỉ là một khu vực quân sự thông thường.
Tuy nhiên, phát biểu trước báo giới ngày 11-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast tuyên bố Tehran sẵn sàng hợp tác với IAEA nhằm giải tỏa những quan ngại xung quanh chương trình hạt nhân của nước này, song cũng hy vọng thế giới công nhận quyền phát triển công nghệ hạt nhân và làm giàu uranium vì mục đích hòa bình của nước này.
Đây sẽ là cuộc đàm phán đầu tiên giữa IAEA và Iran kể từ tháng 8 vừa qua. Song song với nỗ lực ngoại giao của IAEA, nhóm "P5+1" (gồm năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga cùng với Đức) cũng đang tìm cách thuyết phục Iran thu hẹp chương trình hạt nhân hiện nay do nghi ngờ nước này sản xuất bom hạt nhân, mặc dù Tehran đã bác bỏ cáo buộc trên.
Các nguồn tin ngoại giao ngày 29/11 cho biết nhóm P5+1 đang đề xuất với Iran sẽ tiến hành đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này vào nửa đầu tháng 12 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu kế hoạch này diễn ra, đây sẽ là cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai bên trong 6 tháng sau vòng đàm phán mới nhất kết thúc trong bế tắc ở Mátxcơva, Nga hồi tháng 6 vừa qua.
Cho đến nay, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nhiều nghị quyết yêu cầu Iran ngừng mọi hoạt động làm giàu uranium.
Mỹ và một số nước phương Tây nghi ngờ Iran phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc chương trình hạt nhân hòa bình, trong khi Tehran bác bỏ cáo buộc trên, và tuyên bố chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng./.
Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị năm 2012  (13/12/2012)
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X gồm 151 người  (13/12/2012)
Thủ tướng Cộng hòa Haiti sắp đến thăm Việt Nam  (13/12/2012)
"Tăng quản lý nhà nước với hoạt động ngoại hối"  (13/12/2012)
Triển lãm “Vẻ đẹp Hàn Quốc qua con mắt người Việt”  (13/12/2012)
Về vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Các bên kiềm chế  (13/12/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên