Tổng kết Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”
Sau 8 tháng triển khai sâu rộng, cuộc thi đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được đông đảo thế hệ người dân Việt Nam và Lào quan tâm dự thi.
Tại Việt Nam, cuộc thi được tổ chức dưới dạng bài viết và trắc nghiệm, đã thu hút đông đảo nhân dân mọi dân tộc, độ tuổi, ngành nghề tham gia.
Sau khi được phát động, Cuộc thi trắc nghiệm đã nhanh chóng thu hút đông đảo các đối tượng tham gia. Mỗi tuần có hàng chục triệu lượt người truy cập vào Website của các cơ quan phối hợp tổ chức Cuộc thi như: Tạp chí Tuyên giáo, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Tiền Phong, Báo Thanh Niên, Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh... để tìm hiểu tư liệu và tham gia Cuộc thi.
Việc soạn thảo câu hỏi, cung cấp tài liệu, hướng dẫn thí sinh được Ban Tổ chức và bộ phận thường trực chuẩn bị rất chu đáo, công phu, kịp thời; việc xây dựng phần mềm, công tác quản trị mạng cũng được phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyên môn, đảm bảo công minh, chính xác và an toàn tuyệt đối. Vì vậy, trong cả quá trình tổ chức thi không bị sai sót gì.
Mỗi tuần, có hàng chục triệu lượt người truy cập website của Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; gần 2 vạn người trực tiếp dự thi. Chất lượng bài thi tương đối tốt, đa số người tham gia dự thi đều trả lời đúng từ 2 đến 3 đáp án câu hỏi, số người trả lời đúng tất cả các câu hỏi chiếm trên 70% trong tổng số người tham gia thi. Đối tượng dự thi rất phong phú, đa dạng, không chỉ là những người thuộc các thế hệ đi trước đã kinh qua những năm tháng chiến tranh, mà còn là đông đảo các tầng lớp nhân dân như: học sinh, sinh viên, trí thức, công nhân, nông dân, cán bộ, chiến sỹ; không chỉ ở miền xuôi, thành phố lớn mà còn ở cả những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...
Ban Tổ chức Cuộc thi công bố kết quả hàng tuần trên Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và các trang Website của các cơ quan phối hợp tổ chức Cuộc thi. Ban Tổ chức Cuộc thi đã tổ chức trọng thể hai lễ trao giải Cuộc thi trắc nghiệm tại Hà Nội cho các thí sinh đoạt giải thuộc các tỉnh phía Bắc và tại thành phố Hồ Chí Minh cho các thí sinh đoạt giải thuộc các tỉnh phía Nam. Sau 31 tuần thi trắc nghiệm, đã có 215 giải thưởng, gồm: 30 giải Nhất, 30 giải Nhì và 155 giải Khuyến khích (có 1 tuần không có giải Nhất và giải Nhì vì phần dự đoán số người trả lời đúng cả ba câu hỏi chênh lệch quá xa so với kết quả được hiển thị trên Internet).
Trong tổng số giải thưởng, có một số cá nhân đã đoạt nhiều giải trong các tuần thi khác nhau; một số đơn vị có cá nhân đoạt giải từ hai đến 3 tuần thi liên tiếp. Có gia đình, có cả các thế hệ ông bà, bố mẹ, con cháu tham gia và giành được nhiều giải thi trong các tuần.
Ở cuộc thi viết, sau 6 tháng phát động trên toàn quốc, đến hết tháng 9, Ban Tổ chức Cuộc thi cấp cơ sở trong cả nước đã nhận được 3.000.320 bài dự thi. Nhiều Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh, thành phố, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tổ chức chấm và trao giải tại cơ sở, đồng thời tuyển chọn các bài gửi tham gia dự thi cấp Trung ương theo quy định (mỗi tỉnh, thành phố được tham gia 50 bài có chất lượng cao nhất). Các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Cạn… Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là những đơn vị quan tâm tổ chức tốt Cuộc thi, có số lượng người dự thi đông đảo và chất lượng bài thi đạt cao.
Đến hết thời hạn nộp bài dự thi, Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương đã nhận được trên 3 nghìn bài của 60 tỉnh, thành phố và BộCông an, Bộ Quốc phòng (có ba tỉnh không có bài dự thi). Đây là số bài dự thi có chất lượng cao, hình thức đẹp, trình bày công phu, với nhiều nội dung phong phú, bám sát 11 chủ đề theo Thể lệ Cuộc thi. Ngoài phần bài thi theo quy định, nhiều tác giả đã sưu tầm được nhiều tư liệu, ảnh minh họa, kể cả hiện vật, xây dựng thành mô hình với nhiều nét sáng tạo, độc đáo.
Từ đầu tháng 11, Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương đã tiến hành phân loại bài thi theo từng chuyên đề và tổ chức hai vòng chấm: Vòng Sơ khảo và vòng Chung khảo. Mỗi vòng chấm, Ban Tổ chức đều đề ra các tiêu chí cho điểm, đánh giá chất lượng theo thang bậc một cách khoa học, chặt chẽ. Ở vòng Sơ khảo, Ban Giám khảo đã thực hiện chấm chéo theo cặp (mỗi cặp hai người chấm/một bài thi) và đã lựa chọn được 238 trên tổng số hơn 3.000 bài, đưa vào vào vòng Chung khảo. Ở vòng Chung khảo, số bài chấm được chia theo 15 cặp và chấm chéo theo từng cặp, đã chọn được 8 bài thi có điểm cao, xuất sắc nhất để xét giải Nhất, Nhì, Ba; căn cứ xếp loại theo điểm số từ cao đến thấp, đã lựa chọn 40 bài thi có chất lượng tốt để xét giải Khuyến khích. Quá trình chấm bài thi và đặc biệt việc thẩm định 8 bài xuất sắc để xét giải cao, được tiến hành rất khoa học, cẩn trọng, công minh, khách quan và cuối cùng Ban Giám khảo đã biểu quyết thông qua.
Kết quả, theo đề nghị của Hội đồng Chung khảo, Ban Tổ chức đã xét, quyết định công nhận giải thi viết, gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 5 giải Ba. Giải Nhất thuộc về đồng tác giả Lê Reo và Đỗ Thị Yên (tỉnh Thanh Hóa) là cặp vợ chồng cùng là cựu chiến binh, đã từng có những năm tháng là Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên các chiến trường Lào; 2 giải Nhì thuộc về Hoàng Văn Đông, học viên Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công an và Trần Thị Kim Hoa, Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Lào Cai.
Phát biểu tại buổi họp báo, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định:Quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ đặc biệt, hiếm thấy trên thế giới. Cuộc thi sẽ góp phần khẳng định truyền thống liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong quá khứ và góp phần vun đắp tình hữu nghị giữa hai quốc gia ngày càng vững chắc.
Cuộc thi cũng là hoạt động trọng tâm trong “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012”, kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ cũng cho biết, các cá nhân đạt giải Nhất, Nhì, Ba đã được Ban tổ chức tổ chức đi tham quan và giao lưu bên đất bạn Lào. Lễ trao giải cuộc thi sẽ diễn ra tối ngày 12-12 tại tỉnh Savanakhet (Lào), cùng với chương trình giao lưu văn hóa và màn bắn pháo hoa do Bộ Quốc phòng Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm quan triển lãm ảnh về lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh  (13/12/2012)
Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng*  (13/12/2012)
Khai trương Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng  (13/12/2012)
Phản ứng của cộng đồng quốc tế về vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên  (12/12/2012)
Việt Nam quan tâm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông  (12/12/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên