Quan hệ Việt-Áo không ngừng củng cố và phát triển
16:03, ngày 28-05-2012
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Áo Heinz Fischer và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 29 đến 31-5. Đây là sự kiện quan trọng nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam và Cộng hòa Áo chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1-12).
Chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Áo tới Việt Nam nhằm đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy về chính trị, mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực được ưu tiên là giáo dục-đào tạo, khoa học-cộng nghệ, thương mại-đầu tư.
Ngoài ra, trong chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Áo lần này, một số hiệp định thương mại dự kiến sẽ được ký kết giữa hai nước. Với gần nửa thế kỷ đã trôi qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo không ngừng được củng cố và phát triển theo thời gian. Và mối quan hệ tốt đẹp vốn có giữa hai nước sẽ còn có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Năm 1972, khi cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta chưa kết thúc, Cộng hòa Áo là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Người dân Cộng hòa Áo đã xuống đường biểu tình để bày tỏ sự ủng hộ với nhân dân Việt Nam.
Những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hai bên duy trì thường xuyên tiếp xúc và trao đổi các đoàn cấp cao. Việt Nam đã có nhiều đoàn cấp cao sang thăm chính thức Cộng hòa Áo: Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 4-1998), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (tháng 9-2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (tháng 6-2008), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (tháng 2-2009), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên (4-2010), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (tháng 6-2011), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (tháng 12-2011)...
Về phía Cộng hòa Áo, Tổng thống Liên bang Thomas Klestil thăm Việt Nam tháng 3-1995; Chủ tịch Quốc hội Liên bang Heinz Fischer (nay là Tổng thống Liên bang) thăm Việt Nam tháng 4-1997; Thủ tướng Liên bang Wolfgang Schuessel dự Hội nghị ASEM 5 tại Hà Nội tháng 10-2004; Chủ tịch Hội đồng Liên bang Sissy Roth-Halvax thăm Việt Nam tháng 5-2006.
Năm 2009, Việt Nam và Cộng hòa Áo cùng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trong thời gian đó, Việt Nam và Cộng hòa Áo đã phối hợp ủng hộ nhau trong một số vấn đề quan tâm chung; đặc biệt là trong việc tổ chức các phiên thảo luận mở "Trẻ em trong xung đột vũ trang,""Phụ nữ, hòa bình và an ninh"...
Những năm gần đây, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước phát triển rất tích cực. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Cộng hòa Áo là giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt, máy móc, thiết bị, các dụng cụ, phụ tùng khác... và nhập khẩu từ Cộng hòa Áo dược phẩm, máy móc, thiết bị, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, giấy, thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Tính đến tháng Hai năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo đạt 107,9 triệu USD, tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng hòa Áo có 19 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn 50,8 triệu USD, đứng thứ 51 trong tổng số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Cộng hòa Áo tại Việt Nam, tín dụng ưu đãi của Áo đang được sử dụng để thực hiện các dự án trong các lĩnh vực như giao thông đường sắt, trang thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy, đào tạo nghề (khoảng 19 dự án, với tổng vốn khoảng 200 triệu euro). Các dự án ODA của Cộng hòa Áo được triển khai tương đối nhanh do đã xác định nhà cung cấp từ khâu chuẩn bị dự án.
Về giáo dục, hàng năm Cộng hòa Áo cung cấp cho Việt Nam khoảng 20 học bổng đào tạo sau đại học. Ngoài ra, Đại sứ quán Cộng hòa Áo tại Hà Nội hỗ trợ một số tài liệu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập cho các trường đại học có đào tạo tiếng Đức tại Hà Nội. Hiện có 7 trường đại học của Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với các trường đại học của Cộng hòa Áo.
Năm 2008, Cộng hòa Áo quyết định cung cấp 600.000 euro học bổng cho gần 100 sinh viên Việt Nam đến nghiên cứu tại Cộng hòa Áo (chủ yếu về công nghệ sinh học-thực phẩm, khoa học tự nhiên, du lịch, âm nhạc).
Về khoa học, hai bên đang thúc đẩy ký kết Hiệp định hợp tác khoa học-công nghệ song phương nhằm đẩy mạnh quan hệ trong lĩnh vực quan trọng này. Hợp tác du lịch giữa hai nước cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Phòng kinh tế Áo (WKO) và Đại sứ quán Áo đang phối hợp với Việt Nam để tổ chức các hội chợ, hội thảo quảng bá du lịch ở Việt Nam trong năm 2012, nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở Cộng hòa Áo có khoảng hơn 5.000 người, chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh. Với đức tính cần cù chịu khó, người Việt Nam tại Cộng hòa Áo chăm chỉ làm ăn, hòa nhập cộng đồng, trên cơ sở tôn trọng, tuân thủ pháp luật nước sở tại, được chính quyền và nhân dân sở tại đánh giá cao./.
Ngoài ra, trong chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Áo lần này, một số hiệp định thương mại dự kiến sẽ được ký kết giữa hai nước. Với gần nửa thế kỷ đã trôi qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo không ngừng được củng cố và phát triển theo thời gian. Và mối quan hệ tốt đẹp vốn có giữa hai nước sẽ còn có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Năm 1972, khi cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta chưa kết thúc, Cộng hòa Áo là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Người dân Cộng hòa Áo đã xuống đường biểu tình để bày tỏ sự ủng hộ với nhân dân Việt Nam.
Những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hai bên duy trì thường xuyên tiếp xúc và trao đổi các đoàn cấp cao. Việt Nam đã có nhiều đoàn cấp cao sang thăm chính thức Cộng hòa Áo: Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 4-1998), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (tháng 9-2005), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (tháng 6-2008), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (tháng 2-2009), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên (4-2010), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (tháng 6-2011), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (tháng 12-2011)...
Về phía Cộng hòa Áo, Tổng thống Liên bang Thomas Klestil thăm Việt Nam tháng 3-1995; Chủ tịch Quốc hội Liên bang Heinz Fischer (nay là Tổng thống Liên bang) thăm Việt Nam tháng 4-1997; Thủ tướng Liên bang Wolfgang Schuessel dự Hội nghị ASEM 5 tại Hà Nội tháng 10-2004; Chủ tịch Hội đồng Liên bang Sissy Roth-Halvax thăm Việt Nam tháng 5-2006.
Năm 2009, Việt Nam và Cộng hòa Áo cùng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trong thời gian đó, Việt Nam và Cộng hòa Áo đã phối hợp ủng hộ nhau trong một số vấn đề quan tâm chung; đặc biệt là trong việc tổ chức các phiên thảo luận mở "Trẻ em trong xung đột vũ trang,""Phụ nữ, hòa bình và an ninh"...
Những năm gần đây, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước phát triển rất tích cực. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Cộng hòa Áo là giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt, máy móc, thiết bị, các dụng cụ, phụ tùng khác... và nhập khẩu từ Cộng hòa Áo dược phẩm, máy móc, thiết bị, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, giấy, thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Tính đến tháng Hai năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo đạt 107,9 triệu USD, tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng hòa Áo có 19 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn 50,8 triệu USD, đứng thứ 51 trong tổng số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Cộng hòa Áo tại Việt Nam, tín dụng ưu đãi của Áo đang được sử dụng để thực hiện các dự án trong các lĩnh vực như giao thông đường sắt, trang thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy, đào tạo nghề (khoảng 19 dự án, với tổng vốn khoảng 200 triệu euro). Các dự án ODA của Cộng hòa Áo được triển khai tương đối nhanh do đã xác định nhà cung cấp từ khâu chuẩn bị dự án.
Về giáo dục, hàng năm Cộng hòa Áo cung cấp cho Việt Nam khoảng 20 học bổng đào tạo sau đại học. Ngoài ra, Đại sứ quán Cộng hòa Áo tại Hà Nội hỗ trợ một số tài liệu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập cho các trường đại học có đào tạo tiếng Đức tại Hà Nội. Hiện có 7 trường đại học của Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với các trường đại học của Cộng hòa Áo.
Năm 2008, Cộng hòa Áo quyết định cung cấp 600.000 euro học bổng cho gần 100 sinh viên Việt Nam đến nghiên cứu tại Cộng hòa Áo (chủ yếu về công nghệ sinh học-thực phẩm, khoa học tự nhiên, du lịch, âm nhạc).
Về khoa học, hai bên đang thúc đẩy ký kết Hiệp định hợp tác khoa học-công nghệ song phương nhằm đẩy mạnh quan hệ trong lĩnh vực quan trọng này. Hợp tác du lịch giữa hai nước cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Phòng kinh tế Áo (WKO) và Đại sứ quán Áo đang phối hợp với Việt Nam để tổ chức các hội chợ, hội thảo quảng bá du lịch ở Việt Nam trong năm 2012, nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở Cộng hòa Áo có khoảng hơn 5.000 người, chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh. Với đức tính cần cù chịu khó, người Việt Nam tại Cộng hòa Áo chăm chỉ làm ăn, hòa nhập cộng đồng, trên cơ sở tôn trọng, tuân thủ pháp luật nước sở tại, được chính quyền và nhân dân sở tại đánh giá cao./.
Những sai phạm ở Vinalines kiên quyết xử lý nghiêm  (28/05/2012)
Nền kinh tế của nước Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng  (28/05/2012)
Chủ tịch nước trao giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật  (27/05/2012)
"Myanmar tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng đầu tư"  (27/05/2012)
"Hỗ trợ doanh nghiệp phải đi đôi kiềm chế lạm phát"  (27/05/2012)
Quốc hội mới của Iran khai mạc phiên họp đầu tiên  (27/05/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay