Việt Nam dự Hội nghị Thủy đạc Quốc tế lần thứ 18
Từ ngày 23 – 27-4, tại Monaco đã diễn ra Hội nghị Thủy đạc Quốc tế lần thứ 18, với sự tham gia của hơn 100 đoàn đại biểu các nước thành viên Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, các nước quan sát viên và đại diện các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực biển.
Đoàn Việt Nam do Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Hải quân, Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu mối quốc gia về thủy đạc, đã dự Hội nghị với tư cách là quan sát viên. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Công quốc Monaco Dương Chí Dũng đã tham gia các hoạt động của đoàn.
Tổ chức Thủy đạc Quốc tế thành lập năm 1921 và hoạt động trên cơ sở Công ước được các nước thành viên thống nhất ký kết năm 1967, là tổ chức tư vấn kỹ thuật có mục đích phối hợp giữa các quốc gia trong công tác thủy đạc, thống nhất hải đồ và các tài liệu trợ giúp hàng hải, thực hiện và khai thác nghiên cứu thủy đạc, phát triển công nghệ và hợp tác đào tạo nâng cao năng lực thủy đạc của các quốc gia nhằm tăng cường an toàn hàng hải quốc tế.
Việt Nam đã đệ đơn gia nhập Tổ chức Thủy đạc Quốc tế từ tháng 5-2011 và hiện đang tiến hành các bước thủ tục cần thiết để trở thành thành viên chính thức của Tổ chức này.
Hội nghị Thủy đạc Quốc tế lần thứ 18 đã kiểm điểm lại các hoạt động trong giai đoạn 2007-2011, đánh giá Tổ chức Thủy đạc Quốc tế đã có nhiều bước phát triển quan trọng trong hợp tác cũng như mở rộng thành viên, đồng thời cũng đang đứng trước những thách thức mới đặt ra trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hàng hải quốc tế.
Hội nghị đã thông qua nhiều biện pháp nhằm thắt chặt hơn nữa việc thống nhất hải đồ, tăng cường các chương trình hợp tác, phối hợp trên toàn cầu cũng như ở từng khu vực, gia tăng hỗ trợ các nước trong công tác thủy đạc nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn hàng hải quốc tế.
Phát biểu tại Hội nghị, đoàn Việt Nam hoan nghênh sự phát triển và các thành tựu mà Tổ chức này đạt được trong những năm qua, nhấn mạnh mong muốn của Việt Nam với tư cách là một quốc gia có đường bờ biển dài, diện tích vùng biển rộng lớn, năng lực thủy đạc đang ngày càng được nâng cao, sẽ sớm trở thành thành viên của Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, để góp phần thúc đẩy hợp tác thủy đạc phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, vận tải đường biển và đảm bảo an toàn hàng hải tại khu vực cũng như trên quốc tế.
Các đại biểu tham gia Hội nghị đã bày tỏ ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thủy đạc Quốc tế và đề nghị Tổ chức, cùng các nước thành viên, đẩy nhanh việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để có thể kết nạp Việt Nam và các nước thành viên mới trong thời gian tới.
Đoàn Việt Nam đã gặp gỡ và tiếp xúc với lãnh đạo Tổ chức Thủy đạc Quốc tế, Chủ tịch Hội nghị và nhiều đoàn đại biểu các nước để trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thủy đạc./.
Thành phố Hồ Chí Minh - Savannakhet tăng cường hợp tác toàn diện  (29/04/2012)
Đồng chí Phạm Gia Khiêm nhận Huân chương của Nhật  (29/04/2012)
Khánh thành Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định  (29/04/2012)
V.Putin - Con người thay đổi nước Nga  (29/04/2012)
Nhớ về Mùa Xuân toàn thắng  (29/04/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay