Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII xem xét phạm vi điều chỉnh của Luật tài nguyên nước
Sáng 16-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII tiếp tục chương trình phiên họp thứ 4, thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật tài nguyên nước.
Dự án Luật Tài nguyên nước gồm 81 điều, 10 chương, quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Cho ý kiến vào dự thảo luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng yêu cầu cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự luật xem xét lại phạm vi điều chỉnh của Luật.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật tài nguyên nước phải bao hàm cả nước biển, để đảm bảo ý nghĩa chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, cần nghiên cứu làm rõ hơn về giới hạn vùng nước biển nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật, bảo đảm phù hợp với Công ước quốc tế về Luật biển và thống nhất với các luật liên quan khác.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét, dự thảo luật còn nhiều điều khoản, nội dung mang tính định hướng, chính sách, vì vậy ban soạn thảo cần nghiên cứu chỉnh sửa lại theo hướng cụ thể và rõ ràng hơn.
Cùng chung ý kiến với một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung một số khái niệm pháp lý, quy định chi tiết hơn về hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tổng kết ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhấn mạnh, cơ quan soạn thảo cần tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Chính phủ và phối hợp với các cơ quan liên quan của Quốc hội để điều chỉnh lại dự thảo luật.
Cơ quan soạn thảo cần tập trung nghiên cứu làm rõ hơn về phạm vi điều chỉnh của luật; bổ sung các điều luật liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế; quy định chặt chẽ hơn về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, đơn vị tham gia quản lý, sử dụng và khai thác nguồn nước; đồng thời tiếp tục nghiên cứu và đưa ra phương án xây dựng luật trong việc quy định hoạt động quy hoạch tài nguyên nước theo vùng, lưu vực sông hay quy hoạch liên tỉnh./.
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam