Ngày thứ 2 đen tối của thị trường chứng khoán toàn cầu
Ngày thứ 2 (6-10) đã trở thành một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử của hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới, khi các thị trường đều "đua nhau lao dốc", ghi kỷ lục về mức sụt giảm trong một phiên giao dịch.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, bất chấp việc Hạ viện thông qua kế hoạch cứu trợ lớn nhất trong lịch sử để ngăn chặn khủng hoảng tài chính lan rộng, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của nền kinh tế Mỹ vẫn sụt giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 5 năm qua. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6-10, chỉ số Dow Jones giảm 3,58% xuống mức 9.955,50 điểm.
Đây là lần đầu tiên chỉ số này xuống dưới ngưỡng 10.000 điểm kể từ tháng 10-2003. Chỉ số Nasdaq cũng có lúc mất tới 8% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8-2003, và đóng cửa ở mức 1.862,96 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 có lúc đã giảm tới 7,7% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10-2003, đóng cửa ở mức 1.056,85 điểm. Chỉ số Russell 2000 của các doanh nghịêp nhỏ cũng giảm tới 31,28 điểm xuống còn 588,12 điểm.
Diễn biến tiêu cực trên thị trường tài chính Mỹ đã nhanh chóng tác động xấu tới thị trường toàn cầu. Các thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt chao đảo mạnh do giới đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trong nhất trong gần 80 năm qua ở Mỹ tiếp tục lan rộng.
Ở châu Á, các thị trường chứng khoán lớn vừa trải qua một ngày giao dịch "đỏ lửa". Chỉ 30 phút sau khi thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa sáng 7-10, chỉ số Nikkei đã mất tới 5% và lần đầu tiên rơi xuống dưới 10.000 điểm kể từ năm 2003. Các thị trường chứng khoán khác ở châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Singapore và Ấn Độ cũng mất điểm thảm hại. Riêng thị trường Indonesia mất tới 10%, mức giảm kỷ lục từ trước tới nay.
Một trong những yếu tố khiến các thị trường châu Á đồng loạt sụt giảm mạnh là do các nhà đầu tư lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đến châu Á của tình trạng thất nghiệp đạt mức tăng kỷ lục từ 5 năm qua và nguy cơ ảnh hưởng đến xuất khẩu của châu Á. Nhiều nhà đầu tư hoảng loạn do lo sợ hiệu ứng đôminô sẽ dẫn đến phá sản hàng loạt ngân hàng, thị trường chứng khoán tiếp tục mất giá trầm trọng theo.
Trong khi đó, trong phiên giao dịch ngày 6-10, chỉ số DAX của Đức đã giảm tới 7,07% và chỉ số FTSE của Anh giảm tới 7,8%. Riêng chỉ số CAC-40 của Pháp giảm tới 9,04%, mức giảm kỷ lục kể từ sau vụ khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ.
Hai sàn giao dịch của Nga tại Mátxcơva phải cũng đã phải tạm ngừng hoạt động do giá của một loạt cổ phiếu đã "tuột dốc không phanh" chỉ vài giờ sau khi mở cửa, với mức giảm lên tới 14,3% và 15,4%. Đây là lần thứ hai thị trường chứng khoán Nga phải tạm ngừng giao dịch trong vòng hai tháng qua./.
Kiểm soát lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ  (07/10/2008)
Kiểm soát lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ  (07/10/2008)
Vì sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc  (07/10/2008)
Nga - Bê-la-rút quyết tâm xây dựng Nhà nước liên minh  (07/10/2008)
FED mở rộng tái cấp vốn cho các ngân hàng  (07/10/2008)
Họp báo về Lễ trao giải thưởng Sách Việt Nam 2008  (07/10/2008)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay