Agribank cơ cấu lại nợ cho 15 ngàn khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19
TCCS - Chung tay cùng khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 là công việc đang được Agribank và ngành ngân hàng ưu tiên triển khai hiện nay. Gần 30.000 tỷ đồng là tổng dư nợ của các khách hàng gặp khó khăn tạm thời do bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã được Agribank thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ từ đầu năm đến nay. Agribank tiếp tục cùng khách hàng rà soát đánh giá các phương án sản xuất, kinh doanh, cùng khách hàng đưa sản xuất, kinh doanh bật hồi nhanh sau dịch bệnh.
Đến thời điểm 17-4-2020, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ gần 30.000 tỷ đồng, với gần 15.000 khách hàng, trong đó cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 01 là 20.906 tỷ đồng với 4.733 khách hàng; dư nợ được miễn giảm lãi suất 2.474 tỷ đồng với 208 khách hàng; dư nợ được hạ lãi suất là 26.066 tỷ đồng với 21.360 khách hàng. Hiện nay, Agribank đang tiếp tục đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng của khách hàng do dịch COVID-19, cùng khách hàng rà soát đánh giá các phương án sản xuất, kinh doanh, từ đó tư vấn và hỗ trợ phù hợp.
Song song với việc cơ cấu lại nợ, Agribank đang tích cực triển khai chương trình tín dụng dành 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh. Doanh số cho vay tính từ 23-1-2020 đến nay đạt trên 300.000 tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay mới đối với các khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 đạt hơn 8.186 tỷ đồng với 5.892 khách hàng, góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Dự kiến từ tháng 5 trở đi, căn cứ hiệu quả của công tác phòng, chống dịch COVID-19, giãn cách xã hội được nới lỏng, việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng (cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới) được triển khai trong điều kiện thuận lợi hơn, số dư nợ Agribank dự kiến thực hiện hỗ trợ cho khách hàng trong quý II và III/2020 là 250.000 tỷ đồng, với quyết tâm cùng ngành ngân hàng và hệ thống chính trị hiện thực hóa mục tiêu kép của Chính phủ đề ra đó là vừa chiến thắng dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội./.
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đồng bộ các giải pháp khôi phục kinh tế  (17/04/2020)
Petrovietnam: Văn hóa ứng xử trong thử thách  (17/04/2020)
Lãnh đạo thành phố Hà Nội đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (17/04/2020)
Hà Nội tiếp tục thực hiện cách ly xã hội ít nhất đến ngày 22-4-2020  (16/04/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển