Những kết quá đáng ghi nhận của điện lực Hà Tĩnh trong việc ứng dụng “Cách mạng 4.0”
12:03, ngày 18-12-2017
TCCSĐT - Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng cách mạng 4.0 vào trong hệ thống quản lý lưới điện thông minh, đến nay, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã đảm bảo được sản lượng điện dùng cho cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời mang đến sự công bằng trong mối quan hệ giữa ngành điện và khách hàng.
Từ trước đến nay, việc theo dõi chỉ số tiêu thụ điện đã gây ra nhiều tranh cãi, ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh ngành điện. Vì vậy, việc triển khai phần mềm quản lý trực tuyến ghi chỉ số công tơ giúp khách hàng có thể theo dõi trực tiếp chỉ số hàng tháng trên các phần mềm được cài đặt ở smartphone; giảm thiểu sự can thiệp của con người thông qua phần mềm ghi chỉ số và tính toán số điện CMIS.
Việc thông báo chỉ số điện tiêu thụ của gia đình và tổng mức tiền điện phải nộp qua tin nhắn điện thoại hằng tháng, cộng thêm việc thanh toán cũng được thực hiện qua dịch vụ BankPlus đã tạo nên cuộc “cách mạng” không chỉ của ngành điện mà còn của cá nhân người tiêu dùng vì đã giảm được rất nhiều thời gian, chi phí.
Theo thông tin từ Phòng Kinh doanh Điện lực Thành phố Hà Tĩnh: Thành phố Hà Tĩnh là địa phương trong tỉnh được Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc đầu tư đồng hồ điện tử đầu tiên. Đến nay, toàn thành phố đã được trang bị 16.362 công tơ điện tử (hơn 44%), trong đó có 5.000 công tơ đọc từ xa. Với loại công tơ này, công nhân đi đọc số điện thay vì phải bắc thang trèo lên cột, thì chỉ cần sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay là có thể đọc được chỉ số từ 50-100m. Cũng chính vì không phải trèo lên cột điện nên đã tránh được tai nạn lao động vốn vẫn xảy ra như nhiều năm trước.
Đặc biệt, năm 2016, đơn vị đã lắp 5.000 công tơ điện tử với tính năng hiện đại hơn hẳn khi có khả năng “đo đếm tự động tập trung”. Khi sử dụng hệ thống này, tất cả dữ liệu, số liệu của công tơ đều truyền về trung tâm, người quản lý có thể đọc bất kỳ lúc nào. Người quản lý chỉ cần có mã số, mật khẩu là đọc được chỉ số công tơ của khách hàng khu vực đó đang như thế nào, có bị yếu tố bên ngoài tác động vào công tơ hay không cho nên công tác quản lý rất thuận tiện. Từ chỗ phải mất gần 10 ngày và sử dụng hàng chục người để đi đọc công tơ thì nay chỉ cần 5-10 người và trong 2 ngày.
Bện cạnh đó, việc áp dụng công nghệ số vào quản lý không chỉ đảm bảo an toàn lưới điện mà còn mang lại hiệu quả tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công tác vận hành lưới điện phân phối giúp cho việc thao tác các thiết bị trên lưới điện chính xác, nhanh chóng, giảm thời gian xử lý sự cố; nhanh chóng cung cấp điện trở lại cho khách hàng, tiết kiệm được thời gian, chi phí để đi tới các thiết bị, giảm thiểu thời gian mất điện cho khách hàng, đồng thời, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, tin cậy và kinh tế.
Cụ thể nếu như trước đây, công nhân trực muốn kiểm tra quá tải tại các trạm biến áp công cộng phải trực tiếp đến nơi để đo, nhưng nay nhờ áp dụng hệ thống kiểm tra tự động, công nhân trực có thể ngồi ở phòng điều độ điều chỉnh, luân chuyển các trạm biến áp cho phù hợp phụ tải và cân các pha để cân bằng. Nếu phát hiện quá tải, bộ phận trực cũng có thể cắt điện từ xa, không cần đến tận nơi. Hiện toàn tỉnh đã có 48 điểm máy cắt phân đoạn đường dây. Đây là một trong những cải cách, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý lưới điện.
Cùng với việc áp dụng công nghệ số vào quản lý, vận hành an toàn lưới điện nên 6 tháng đầu năm 2017, lượng điện thương phẩm đạt trên 403 triệu kWh, tăng trưởng 5,86% so với cùng kỳ 2016; tỷ lệ tổn thất điện năng giảm 1,12% so với cùng kỳ. Như vậy có thể thấy, những nỗ lực hiện đại hóa ngành điện của Công ty Điện lực Hà Tĩnh không chỉ góp phần đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn từng bước hiện thực hóa “cách mạng 4.0” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ./.
Việc thông báo chỉ số điện tiêu thụ của gia đình và tổng mức tiền điện phải nộp qua tin nhắn điện thoại hằng tháng, cộng thêm việc thanh toán cũng được thực hiện qua dịch vụ BankPlus đã tạo nên cuộc “cách mạng” không chỉ của ngành điện mà còn của cá nhân người tiêu dùng vì đã giảm được rất nhiều thời gian, chi phí.
Theo thông tin từ Phòng Kinh doanh Điện lực Thành phố Hà Tĩnh: Thành phố Hà Tĩnh là địa phương trong tỉnh được Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc đầu tư đồng hồ điện tử đầu tiên. Đến nay, toàn thành phố đã được trang bị 16.362 công tơ điện tử (hơn 44%), trong đó có 5.000 công tơ đọc từ xa. Với loại công tơ này, công nhân đi đọc số điện thay vì phải bắc thang trèo lên cột, thì chỉ cần sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay là có thể đọc được chỉ số từ 50-100m. Cũng chính vì không phải trèo lên cột điện nên đã tránh được tai nạn lao động vốn vẫn xảy ra như nhiều năm trước.
Đặc biệt, năm 2016, đơn vị đã lắp 5.000 công tơ điện tử với tính năng hiện đại hơn hẳn khi có khả năng “đo đếm tự động tập trung”. Khi sử dụng hệ thống này, tất cả dữ liệu, số liệu của công tơ đều truyền về trung tâm, người quản lý có thể đọc bất kỳ lúc nào. Người quản lý chỉ cần có mã số, mật khẩu là đọc được chỉ số công tơ của khách hàng khu vực đó đang như thế nào, có bị yếu tố bên ngoài tác động vào công tơ hay không cho nên công tác quản lý rất thuận tiện. Từ chỗ phải mất gần 10 ngày và sử dụng hàng chục người để đi đọc công tơ thì nay chỉ cần 5-10 người và trong 2 ngày.
Bện cạnh đó, việc áp dụng công nghệ số vào quản lý không chỉ đảm bảo an toàn lưới điện mà còn mang lại hiệu quả tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công tác vận hành lưới điện phân phối giúp cho việc thao tác các thiết bị trên lưới điện chính xác, nhanh chóng, giảm thời gian xử lý sự cố; nhanh chóng cung cấp điện trở lại cho khách hàng, tiết kiệm được thời gian, chi phí để đi tới các thiết bị, giảm thiểu thời gian mất điện cho khách hàng, đồng thời, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, tin cậy và kinh tế.
Cụ thể nếu như trước đây, công nhân trực muốn kiểm tra quá tải tại các trạm biến áp công cộng phải trực tiếp đến nơi để đo, nhưng nay nhờ áp dụng hệ thống kiểm tra tự động, công nhân trực có thể ngồi ở phòng điều độ điều chỉnh, luân chuyển các trạm biến áp cho phù hợp phụ tải và cân các pha để cân bằng. Nếu phát hiện quá tải, bộ phận trực cũng có thể cắt điện từ xa, không cần đến tận nơi. Hiện toàn tỉnh đã có 48 điểm máy cắt phân đoạn đường dây. Đây là một trong những cải cách, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý lưới điện.
Cùng với việc áp dụng công nghệ số vào quản lý, vận hành an toàn lưới điện nên 6 tháng đầu năm 2017, lượng điện thương phẩm đạt trên 403 triệu kWh, tăng trưởng 5,86% so với cùng kỳ 2016; tỷ lệ tổn thất điện năng giảm 1,12% so với cùng kỳ. Như vậy có thể thấy, những nỗ lực hiện đại hóa ngành điện của Công ty Điện lực Hà Tĩnh không chỉ góp phần đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn từng bước hiện thực hóa “cách mạng 4.0” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ./.
Công ty Điện lực Quảng Ninh: Đổi mới để phục vụ khách hàng  (18/12/2017)
Công ty Điện lực Quảng Ninh: Đổi mới để phục vụ khách hàng  (18/12/2017)
Lễ công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao Vietcombank  (18/12/2017)
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đón nhận Huân chương  (17/12/2017)
Cách chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 Phạm Văn Vọng  (17/12/2017)
- Đoàn công tác của Tập đoàn Đèo Cả dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
- Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm