Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 12-1-2009 - 18-1-2009)
1. Bình Nhưỡng tuyên bố không từ bỏ vũ khí hạt nhân
Ngày 13-1-2009, CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ không từ bỏ các vũ khí hạt nhân cho đến khi nào nước này biết chắc rằng Mỹ không giấu vũ khí nguyên tử ở Hàn Quốc và quan hệ ngoại giao Oa-sinh-tơn - Bình Nhưỡng được thiết lập. Lâu nay, CHDCND Triều Tiên vẫn cáo buộc Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên để thực hiện một cuộc tấn công tiềm tàng vào phía bắc bán đảo, mặc dù cả Xơ-un và Oa-sinh-tơn đều khẳng định không có vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc.Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên tuyên bố: “Chúng tôi không cần vũ khí nguyên tử khi những đe doạ hạt nhân của Mỹ không còn nữa và chiếc ô hạt nhân mà Mỹ che chở Hàn Quốc được dỡ bỏ". Tân Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cho biết, ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Kim Châng In của CHDCND Triều Tiên nếu điều đó giúp ích cho việc tháo gỡ thế bế tắc hạt nhân.
2. Đức thống nhất gói kích thích kinh tế 67 tỉ USD
Ngày 13-1-2009, Chính phủ Đức nhất trí với gói kích thích kinh tế trị giá 50 tỉ ơ-rô (67 tỉ USD) nhằm giúp nền kinh tế Đức vượt qua thời kỳ suy thoái. Các biện pháp cụ thể của gói kích thích kinh tế này tập trung vào đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống đường sắt, đường bộ, trường học và giảm một số loại thuế. Thủ tướng Đức An-giê-la Mec-ghen, Chủ tịch đảng CDU cầm quyền, là người đã khởi xướng gói kích thích đầu tư và cắt giảm thuế trị giá 67 tỉ USD này.
3. Ngoại trưởng Anh tuyên bố: “Cuộc chiến chống khủng bố là sai lầm”
Ngày 15-1-2009, Ngoại trưởng Anh Đa-vit Mi-li-ban (David Miliband) đã lên án chính sách then chốt của chính quyền Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống G.W.Bu-sơ và tuyên bố "cuộc chiến chống khủng bố" là sai lầm.Theo ông Đa-vit Mi-li-ban, chính ý niệm về một kẻ thù hợp nhất đã liên kết "các nhóm khủng bố" riêng rẽ chống lại phương Tây. Theo ông, trên thực tế, động cơ và hình dạng mỗi nhóm khủng bố là khác nhau. Ngoại trưởng Anh cũng không tán thành quan điểm cho rằng chỉ có thể ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực bằng các biện pháp quân sự. Theo ông, phản ứng đúng đắn trước mối đe dọa là bảo vệ luật pháp và nhân quyền. Ông cũng lập luận rằng, chỉ có hợp tác giữa các quốc gia mới có thể phá vỡ các mạng lưới khủng bố. Cụm từ "cuộc chiến chống khủng bố" được Tổng thống G.W.Bu-sơ sử dụng lần đầu trong một bài phát biểu trướcphiên họp Quốc hội Mỹ ngày 20-9-2001, sau các sự kiện ngày 11-9.
4. I-xra-en nã pháo vào trụ sở Liên hợp quốc
Ngày 15-11-2009, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-muôn tuyên bố phản đối mạnh mẽ trước hành động của I-xra-en nã pháo trúng vào trụ sở của Liên hợp quốc tại thành phố Ga-da. Ông Ban Ki-muôn yêu cầu tiến hành điều tra về vụ việc này. Ông nói, Bộ trưởng Quốc phòng I-xra-en đã trả lời ông rằng, đây là một “sai lầm trầm trọng”. Trụ sở này của Liên hợp quốc là nơi lánh nạn của hàng trăm người Pa-le-xtin khi I-xra-en bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự chống lại Ha-mat ở dải Ga-da. Vụ việc xảy ra khi Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-muôn đang ở I-xra-en để thúc đẩy một thoả thuận ngừng bắn.
5. Tổng thống G.W.Bu-sơ thừa nhận "một số thất bại"
Ngày 15-1-2009, Tổng thống G.W.Bu-sơ đã có bài phát biểu chia tay gửi tới toàn thể dân chúng Mỹ, trong đó thừa nhận "một số thất bại" trong thời gian cầm quyền.Trong lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng trên cương vị Tổng thống, ông G.Bu-sơ nói rằng, sẽ có thể thực hiện một số điều "khác đi, nếu như có cơ hội". Ông nói: "Giống như tất cả những người đã nắm giữ chức vụ này trước kia, tôi đã trải nghiệm một số thất bại. Có những thứ tôi sẽ làm khác đi nếu được trao cơ hội. Tuy nhiên, trong tâm trí, tôi luôn luôn hành động vì những lợi ích tốt nhất cho đất nước chúng ta. Tôi đã làm theo lương tâm và những gì tôi cho là đúng. Các bạn có thể không tán thành với một số quyết định cứng rắn mà tôi đã đưa ra. Nhưng tôi hy vọng các bạn có thể đồng ý rằng, tôi sẵn sàng đưa ra những quyết định cứng rắn".
6. Nga và U-crai-na đạt được thoả thuận cung cấp khí đốt
Ngày 18-1-2009, Nga và U-crai-na đã đạt được thoả thuận về việc khôi phục lại các hoạt động cung cấp khí đốt cho châu Âu và thoả thuận này sẽ sớm được thực thi. Tổng thống Đ.Met-vê-đép khẳng định hoạt động cung cấp khí đốt sẽ được nối lại “trong ít ngày tới”. Trước đó, ngày 17-1-2009, Tổng thống Nga Đ.Met-vê-đép tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc tế trong nỗ lực chấm dứt cuộc tranh cãi về khí đốt giữa Mat-xcơ-va và Ki-ép, sự kiện đã đẩy hàng trăm nghìn người châu Âu vào cảnh thiếu năng lượng hơn một tuần qua giữa mùa đông lạnh giá.Tham dự cuộc họp có Cao uỷ phụ trách năng lượng của EU An-đri Pi-e-ban và Bộ trưởng Năng lượng Cộng hòa Séc, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên EU. Đây là cơ hội tốt nhất để giải quyết bất đồng. Nếu không thành công, EU sẽ phải xem xét lại các mối quan hệ với Ki-ép và Mat-xcơ-va.
7. Ha-mat bất ngờ đồng ý ngừng bắn 1 tuần với I-xra-en
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 12-1 đến 18-1-2009)  (19/01/2009)
Đa dạng hóa các nguồn năng lượng - xu thế phát triển của tương lai  (19/01/2009)
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thiếu năng lượng  (19/01/2009)
Cầu Rạch Miễu - nhịp cầu vận hội  (19/01/2009)
Mỹ và châu Âu đối phó khủng hoảng tài chính  (18/01/2009)
Chào mừng 59 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc  (17/01/2009)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên