Kỳ họp thứ 15 của Hội đồng Lý luận Trung ương
TCCS - Ngày 25-12-2020, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Kỳ họp thứ 15. GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chủ trì Kỳ họp.
Kỳ họp thứ 15 Hội đồng Lý luận Trung ương tập trung vào nội dung tổng kết công tác năm 2020 và xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
Tại Kỳ họp, GS, TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, trình bày Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
Báo cáo cho thấy, năm 2020 là năm nước rút cho việc hoàn thành cơ bản kế hoạch công tác của Hội đồng nhiệm kỳ 2016 - 2021. Mặc dù chịu tác động của đại dịch COVID-19, Hội đồng vẫn bám sát chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; kế hoạch công tác của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII; căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của năm 2020, đã triển khai và hoàn thành một khối lượng lớn công việc.
Hội đồng Lý luận Trung ương đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động cao, thực sự đóng vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với Tổ Biên tập Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban khác trong xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 14, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các văn kiện trình Đại hội XIII tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo, có nhiều đổi mới, tiến bộ về chất so với trước.
Hội đồng đã bảo đảm tiến độ và chất lượng nghiên cứu của Chương trình KX.04/16-20 và chuẩn bị Chương trình KX.04/21-25. Đến nay, tất cả 34 đề tài trong Chương trình đã thực hiện bảo vệ cấp quốc gia, về cơ bản bảo đảm tiến độ hợp đồng đã ký kết; 25 đề tài xuất sắc, 9 đề tài đạt yêu cầu. Đóng góp nổi bật nhất là kết quả của các đề tài trong chương trình đã được chắt lọc, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Ban Chỉ đạo tổng kết 30 năm, trọng tâm là 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), được đánh giá cao.
Các sản phẩm của chương trình, đề tài đã góp phần xây dựng 3 báo cáo tư vấn quan trọng trình Bộ Chính trị; các báo cáo luận cứ khoa học, thực tiễn phục vụ Trung ương, Bộ Chính trị ra các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và chủ nhiệm các đề tài đánh giá rất cao kết quả triển khai chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016 - 2020 và cơ bản nhất trí với định hướng chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021 - 2025.
Trong năm 2020, Hội đồng tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch. Hội đồng Lý luận Trung ương đã xây dựng 34 chuyên đề về luận cứ phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước và sau Đại hội XIII; tổ chức 5 cuộc tọa đàm về phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tham gia viết và biên tập cuốn sách “Giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”.
Phát biểu kết luận Kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu của các thành viên Hội đồng, Thường trực Hội đồng và toàn thể cơ quan Hội đồng trong năm 2020.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, năm 2021 là năm tiến hành Đại hội XIII và năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; năm chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới của Hội đồng Lý luận Trung ương; năm bắt đầu triển khai chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021 - 2025.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đề nghị, trọng tâm xuyên suốt nhiệm vụ của Hội đồng trong năm 2021 là tham gia phục vụ việc học tập, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tổng kết hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021; triển khai thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2025, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, các quy chế, quy định mới của Hội đồng; triển khai Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2021 - 2025.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng cũng lưu ý Hội đồng đẩy mạnh tham gia đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tổ chức Lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương (1986 - 2021)./.
Trung Duy (tổng hợp)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghiên cứu, phát triển sáng tạo lý luận ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay  (15/12/2020)
Di sản tư tưởng Ph. Ăng-ghen - giá trị và sức sống thời đại  (01/12/2020)
Hội thảo “Những nội dung mới và điểm nhấn trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng”  (27/09/2020)
Công tác tuyên giáo đi trước, mở đường đối với tiến trình cách mạng của Đảng và dân tộc 90 năm qua  (16/07/2020)
Kỳ họp lần thứ 13 Hội đồng Lý luận Trung ương  (02/06/2020)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm