Công ước Biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam
Ngày 16-11-1994,Công ước Biển 1982 có hiệu lực sau khi được 60 nước phê chuẩn. Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước Biển năm 1982. Ngày 23-6-1994, nước ta là nước thứ 64 phê chuẩn Công ước này. Ngày 28-7-1994. Hội nghị toàn thể lần thứ 101 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết và Hiệp định về việc thực hiện phần XI của Công ước Biển 1982 và Việt Nam cũng đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết và Hiệp định này.
Công ước Biển 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là văn bản pháp lý có tính chất tổng hợp toàn diện, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, đáp ứng lợi ích của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc. Việc thông qua Công ước Biển 1982 có thể xem là một bước đi quan trọng trong việc thiết lập trật tự trên biển.
Với Việt Nam, Công ước Biển 1982 có một ý nghĩa rất đặc biệt. Công ước đã xác nhận và khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển và thềm lục địa phù hợp với các tuyên bố ngày 12-5-1977 và ngày 12-11-1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về các vùng biển Việt Nam, phù hợp với chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam nhằm giải quyết những tranh chấp về các vùng biển và thềm lục địa với các nước láng giềng thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Kể từ khi gia nhập Công ước Biển 1982 đến nay, Việt Nam đã có những bước đi cụ thể nhằm thực hiện các điều khoản của Công ước. Những nỗ lực của Việt Nam được thể hiện rõ nét trên những lĩnh vực liên quan đến Công ước như an ninh - quốc phòng, đối ngoại, giao thông vận tải biển, thủy sản, dầu khí, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, bưu chính viễn thông, xây dựng bản đồ biển và giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển.
Nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã xuất bản cuốn sách Công ước Biển 1982 và Chiến lược Biển của Việt Namdo TS. Nguyễn Hồng Thao chủ biên.
Nội dung của cuốn sách gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Giới thiệu về biển Đông và vị thế của Việt Nam trên biển, chính sách biển và luật biển của Việt Nam qua các thời kỳ.
Phần thứ hai: Tóm lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật quốc tế về biển với dấu mốc quan trọng là Công ước Biển 1982 và việc Việt Nam gia nhập Công ước này.
Phần thứ ba: Việt Nam và việc thực hiện Công ước Biển 1982: xác định các vùng biển Việt Nam; quy hoạch phát triển vùng biển Việt Nam; thực hiện Công ước 1982 trên những lĩnh vực cụ thể: an ninh - quốc phòng, đối ngoại, giao thông vận tải biển, thủy sản, dầu khí, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, bưu chính viễn thông, xây dựng bản đồ biển, giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển./.
Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh  (20/02/2009)
Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (20/02/2009)
G7 và những cam kết vực lại nền kinh tế  (19/02/2009)
Bước tiến mới quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Va-ti-căng  (19/02/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 14  (19/02/2009)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay