Bước tiến mới quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Va-ti-căng
Từ ngày 15 đến 22-2, nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đoàn Bộ Ngoại giao Tòa thánh Va-ti-căng do Thứ trưởng P.Pa-rô-lin dẫn đầu đến Việt Nam dự phiên họp của nhóm công tác hỗn hợp về quan hệ Việt Nam - Va-ti-căng. Theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Va-ti-căng, cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Va-ti-căng đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 16 đến 17-2-2009 để trao đổi quan điểm về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Va-ti-căng đã trao đổi một cách sâu rộng và tổng thể các vấn đề trong quan hệ giữa hai bên trong đó có các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Về ý nghĩa, kết quả chuyến thăm Việt Nam lần này của phái đoàn Va-ti-căng, thời gian và địa điểm của cuộc gặp lần sau và khi nào hai bên sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao, ông Lê Dũng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:
Đây là cuộc họp lần thứ 18 giữa hai bên kể từ năm 1990 đến nay và là cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Va-ti-căng. Cuộc họp đầu tiên của Nhóm Công tác hỗn hợp là một bước tiến quan trọng, khẳng định chiều hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Va-ti-căng. Việc tổ chức cuộc họp này khẳng định chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chính sách tôn giáo nhất quán và đúng đắn cũng như thiện chí của Việt Nam trong những năm qua. Cuộc họp đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.
Tại cuộc họp hai bên đã ghi nhận sự phát triển tích cực của đời sống tôn giáo tại Việt Nam và chiều hướng phát triển đáng khích lệ của mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Va-ti-căng. Hai bên nhất trí tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Va-ti-căng. Tại cuộc họp, Ngài P.Pa-rô-lin khẳng định rõ chính sách của Tòa thánh là tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, các hoạt động tôn giáo của Giáo hội hoàn toàn không vì mục đích chính trị và giáo lý của Giáo hội cũng kêu gọi tín đồ phải là công dân tốt, phấn đấu vì lợi ích chung của đất nước.
Thời gian và địa điểm của cuộc họp tiếp theo của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Va-ti-căng sẽ được ấn định sau. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Va-ti-căng là một tiến trình. Hai bên cần có thêm các cuộc trao đổi để xác định khuôn khổ và những nguyên tắc chung về quan hệ./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 14  (19/02/2009)
Việt Nam hoan nghênh Tòa án xét xử tội ác diệt chủng của Khơ-me đỏ đã mở phiên xét xử  (19/02/2009)
Tạo đột phá, mở ra triển vọng hợp tác mới Việt Nam - UAE  (19/02/2009)
Tạo đột phá, mở ra triển vọng hợp tác mới Việt Nam - UAE  (19/02/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay